Bà Nguyễn Thị Thắm, chủ đại lý kinh doanh thức ăn Thắm tại xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy, Tiền Giang, cho biết hơn một tháng nay giá thức ăn viên các loại đã tăng tổng cộng 10.000 – 15.000 đồng/bao 25 kí lô gam (tùy hãng và loại thức ăn).
Thức ăn viên đã không còn hấp dẫn đối với người nuôi cá nữa vì chi phí đầu tư quá cao - Ảnh: Trung Chánh
Dù giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng mạnh nhưng theo khảo sát của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, giá cá tra nguyên tại ĐBSCL từ cuối tuần qua đến nay lại quay đầu giảm mạnh, từ 1.000 – 2.000 đồng/kí lô gam so với mức cách nay hơn nửa tháng.
Cụ thể, đối với cá tra đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, thịt trắng, trọng lượng 0,8 – 0,9 kí lô gam/con có giá 21.500 – 22.500 đồng/kí lô gam; 19.500 – 20.500 đồng/kí lô gam đối với cá có chất lượng thịt xấu hơn (thịt vàng, thịt đỏ), tùy địa phương.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho rằng vẫn chưa xác định được nguyên nhân khiến giá cá tra nguyên liệu giảm. “Hiện chúng tôi đang đi thực tế ghi nhận nguyên nhân vì sao giá cá nguyên liệu lại đột ngột giảm như vậy. Khi nào có kết quả chúng tôi mới dám khẳng định giá giảm xuất phát từ đâu được”, ông Hòe cho biết
Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Kịch, Tổng giám đốc Công ty Cafatex cho biết: “Đây là cái bệnh "tiền tệ", có nghĩa là doanh nghiệp không có tiền nên không mua cá của dân nữa làm giá giảm xuống. Bên cạnh đó, có một số doanh nghiệp của chúng ta bán rẻ cho nước ngoài cũng tác động đến giá nguyên liệu trong nước”.
Thức ăn tự chế trở lại
Để đối phó với đà giảm giá mạnh của cá tra nguyên liệu, không ít hộ nuôi cá tại các tỉnh ĐBSCL đã chọn giải pháp quay lại cho cá ăn thức ăn tự chế thay vì cho ăn thức ăn viên để cầm cự.
Ông Nguyễn Hữu Nguyên, thành viên Hiệp hội thủy sản An Giang (AFA) - cũng là hộ nuôi cá tra tại huyện Châu Phú, An Giang, cho biết để duy trì đàn cá, hạn chế lỗ ông đã quyết định quay lại cho cá tra ăn thức ăn tự chế.
“Với đà tăng giá của thức ăn như hiện nay, nếu cho cá ăn thức ăn viên chắc chắn không thể thoát khỏi cảnh lỗ, vì vậy tôi chuyển sang cho ăn thức ăn tự chế”, ông Nguyên cho biết.
Theo ông Nguyên, giai đoạn đầu cho cá ăn thức ăn tự chế, đến lúc gần thu hoạch chuyển trở lại cho ăn thức ăn viên, vì vậy có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư mà chất lượng thịt cá vẫn bảo đảm.
Tại huyện Châu Thành - địa phương có diện tích nuôi cá tra lớn nhất tỉnh Đồng Tháp - nhiều hộ nuôi cá tra cũng chuyển sang cho cá ăn thức ăn tự chế.
Theo ông Nguyễn Văn Tiếp, hộ nuôi cá tra tại xã An Nhơn, huyện Châu Thành, Đồng Tháp, ông đã chuyển qua cho cá ăn thức ăn tự chế hơn 2 tháng nay.. “Từ khi chuyển qua cho cá ăn thức ăn tự chế, chi phí đầu tư tiết kiệm được khoảng 25%, tuy nhiên, cũng cầm cự vậy thôi chứ giá cá mà tiếp tục diễn biến giảm như thế này chắc phá sản hết”, ông Tiếp cho biết.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã