Học tập đạo đức HCM

Nuôi dê thịt ở miền Tây

Thứ hai - 06/04/2015 23:33
Hiện nay ở khu vực ĐBSCL có nhiều mô hình nuôi dê khác nhau tùy điều kiện địa lý, đất đai, môi trường.
Có người nuôi chuồng, có người nuôi cột buộc lại, có người nuôi chăn thả hoặc nuôi chuồng kết hợp với thả rông.
Anh Nguyễn Minh Tuấn ở ấp Vịnh Lạc, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu đang nuôi 20 con dê cái và trên 50 con dê con, dê thịt và dê hậu bị.
Anh cho biết dê nuôi tại nước ta hiện có nhiều giống gồm dê Hòa Lan, dê Bách Thảo, dê cỏ, mỗi giống đều có ưu điểm riêng của nó nhưng giống ngoại thì tiền đầu tư hơi cao nên anh chọn dê cỏ và một số ít dê Bách Thảo để nuôi.
Anh đang áp dụng mô hình nuôi chuồng kết hợp với thả rông. Anh chỉ nhốt dê vào ban đêm và khi trời mưa bão, thời gian còn lại đều thả ra ngoài thiên nhiên cho chúng tự tìm thức ăn vì xã Vĩnh Thịnh ở ven biển, cỏ cây dồi dào, đất đai rộng thênh thang rất phù hợp với đặc tính sinh trưởng của loài dê.
Dê là con vật ăn tạp rất dễ nuôi, khả năng kháng bệnh cao, thức ăn chủ yếu của chúng là cây cỏ tự nhiên có sẵn ở địa phương, phổ biến nhất là cây so đũa, cây bụi, chuối, dâm bụt, lá mít, lá bắp, mía và các phụ phẩm nông nghiệp.
Tuy dễ nuôi nhưng muốn cho dê chóng lớn, khỏe mạnh, đẻ nhiều, người nuôi cũng phải nắm vững kỹ thuật, trước hết là chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ, thông thoáng, không được ẩm ướt. Tốt nhất là nên có rãnh thoát nước tiểu và hố chứa phân.
Kế đến là thức ăn phải đầy đủ, đặc biệt đối với dê đẻ và thời gian cho con bú cần bổ sung thức ăn đầy đủ, kết hợp với cháo, cám.

Ngoài ra, người nuôi dê cũng phải chú ý tránh cho dê giao phối cận huyết nhằm bảo đảm năng suất và chất lượng con giống. 
Tại các huyện miền núi An Giang hiện có tới hàng trăm hộ nuôi dê theo kiểu bán chăn thả với quy mô từ 20 - 50 con, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, nhất là các xã miền núi, đất cát khô cằn, thiếu điều kiện canh tác lúa rẫy, hoa màu.
Anh Tuấn phấn khởi cho biết giá dê thịt hiện nay dao động ở mức 110.000 - 130.000 đồng/kg (tăng 30% so với năm 2012); dê giống có giá 1,5 triệu đồng/cặp; dê cái hậu bị có giá từ 3 - 5 triệu đồng/con.
Dê cái một năm có thể đẻ 2 lần, mỗi lần 2 con. Sau 2 năm, dê thịt có thể cân nặng 30 kg. Riêng gia đình anh mỗi năm thu nhập trên 150 triệu đồng nhờ bán dê thịt và dê giống.
Cùng quê với anh còn có anh Nguyễn Văn Vũ cũng nuôi theo kiểu chăn thả một bày dê trên 70 con, mỗi năm thu về trên 200 triệu đồng.
Có thể nói trong các hoạt động chăn nuôi hiện nay, mô hình nuôi dê thương phẩm có chiều hướng gia tăng nhờ giá dê ở mức ổn định, thời gian quay vòng vốn nhanh, người nuôi ít tốn kém, rất phù hợp với những hộ nghèo, thiếu vốn.
Được biết gần đây, ở miền Tây đã có rất nhiều nhà hàng, quán ăn chuyên phục vụ các món đặc sản từ thịt dê, chỉ riêng con đường từ cầu Rạch Ngỗng - Cần Thơ đổ về sân bay cũng có trên 20 quán. Nhờ vậy mà thịt dê ngày càng lên đời và giá cá luôn ở mức ổn định.
Theo ước tính, người nuôi dê thương phẩm đạt hiệu quả cao gấp hai, ba lần nuôi heo và nuôi bò với điều kiện phải có đồng cỏ hoặc trồng thêm cỏ voi, cỏ sả.
Một gia đình chỉ nuôi vài con cái và khoảng chục con dê thịt mỗi năm ít nhất cũng thu về 30 triệu đồng.
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập202
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm184
  • Hôm nay40,726
  • Tháng hiện tại698,795
  • Tổng lượt truy cập90,762,188
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây