Cơ sở vật chất đồng bộ, cùng với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đơn vị thực hiện tốt công tác nghiên cứu, thử nghiệm thành công giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng; giống cá chim vây vàng, cá mú, cá chẽm, cá bớp, hàu đại dương… góp phần vào đa dạng hóa đối tượng nuôi, khai thác được thế mạnh về nuôi trồng thủy sản, đưa lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ nuôi trong tỉnh.
Hoạt động ứng dụng công nghệ cao vào nuôi tôm nước lợ cũng đang được các địa phương tích cực triển khai. Khu vực nuôi tôm tập trung ở xã An Hải (Ninh Phước), xã Phước Dinh (Thuận Nam) đã nhân rộng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo tiêu chuẩn VietGAP từ vài hec-ta ban đầu (năm 2013) đến nay tăng lên hàng trăm hec-ta, mang lại hiệu quả cao, mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi tôm phát triển theo hướng bền vững. Trong bối cảnh vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang được nhiều người quan tâm như hiện nay, thì mô hình nuôi tôm VietGAP đã cung cấp sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và phục vụ xuất khẩu.
Chương trình ứng dụng công nghệ vào nuôi trồng thủy sản đang ngày càng phát triển lên tầm cao mới, với các mô hình nuôi tổng hợp nhiều đối tượng trong một ao nhằm nâng cao giá trị đơn vị diện tích vừa làm sạch môi trường nước. Tiêu biểu là mô hình nuôi tôm sú kết hợp với hải sâm và rong nho do Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thí điểm thành công tại xã Phương Hải (Ninh Hải). Mô hình thực hiện theo quy trình VietGAP với mật độ thả tôm sú 20 con/m2; hải sâm 1 con/m2; rong nho 0,05 kg/m2, dùng chế phẩm nuôi vi sinh để bảo vệ môi trường. Đồng chí Nguyễn Tin, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cho biết: Ưu điểm của mô hình là giảm tối đa lượng thuốc, hóa chất trong quá trình nuôi, kiểm soát tốt lượng thức ăn, không để dư thừa, nên môi trường mặt nước sạch, hạn chế dịch bệnh, năng suất đạt cao. Qua 9 tháng nuôi, tỷ lệ sống của tôm và hải sâm đạt 70%, cao hơn 15% so với nuôi thuần chủng 1 đối tượng. Sản lượng thu hoạch tôm đạt 3,6 tấn; hải sâm 2,6 tấn, rong nho 3 tấn/ha, lợi nhuận 600 triệu đồng/ha, cao hơn so với nuôi tôm sú thuần chủng 30%. Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng kế hoạch nhân rộng mô hình để khai thác tối đa diện tích mặt nước, nhất là những nơi có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.
Nuôi trồng thủy sản được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, định hướng đến năm 2020 phát triển theo hướng gắn với bảo vệ môi trường; khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế vùng biển để phục vụ cho nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả, bền vững. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo Quy phạm thực hành nuôi tốt (GAqP- Good Aquaculture Practices) và Quy phạm nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm (CoC-Code of Conduct for Responsible Aquaculture). Ổn định sản xuất để đưa tỉnh ta trở thành một trong những trung tâm sản xuất giống thủy sản lớn của cả nước theo hướng CNH, HĐH. Để đạt mục tiêu, tỉnh đã ban hành chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng cơ sở sản xuất giống thủy sản quy mô lớn, ứng dụng các tiến bộ khoa học -kỹ thuật tiên tiến. Tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác hình thành các trang trại nuôi tôm quy mô lớn công nghệ cao, an toàn sinh học.
Anh Tùng/baoninhthuan.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã