Học tập đạo đức HCM

Phát triển công nghệ tưới tiết kiệm là xu hướng tất yếu

Thứ tư - 30/05/2018 23:52
Để ứng phó với nguồn nước ngày càng cạn kiệt, nâng cao năng suất, tăng thu nhập của người dân, thì việc phát triển công nghệ tưới tiết kiệm là xu hướng tất yếu, nhiệm vụ cấp thiết của ngành nông nghiệp Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

Thời điểm năm 2015 cả nước mới chỉ có khoảng 150.000 ha cây trồng cạn được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước thì đến cuối năm 2017 đã tăng lên mốc 276.000 ha (tăng 40%). Đây là bước phát triển rất nhanh và đột biến.

So với phương pháp tưới truyền thống, áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm bằng kỹ thuật nhỏ giọt, phun mưa, phun sương... kết hợp với tưới phân, các loại cây trồng cạn như cà phê, hồ tiêu, chè, mía, điều… đã mang lại hiệu quả thiết thực về nhiều mặt. Cụ thể, giúp tăng năng suất cây trồng từ 10-50% tùy theo loại cây trồng (thậm chí có thể tăng 80-120% đối với cây mía), giảm chi phí công chăm sóc, tăng thu nhập từ 20-50% và tiết kiệm nước từ 20-40%...

Hiện nay có 10 tỉnh đứng đầu danh sách áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước (với diện tích canh tác áp dụng trên 10.000 ha) theo thứ tự là: Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Gia Lai, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Kon Tum, An Giang. TP.Hà Nội xếp thứ 40 trong số 63 tỉnh, thành phố trên cả nước về diện tích cây trồng cạn áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước với 116 ha.

Thực hiện kế hoạch của Bộ NN&PTNT, TP.Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ có khoảng 2.000 ha cây trồng cạn được tưới bằng công nghệ tiết kiệm nước. Tuy nhiên kết thúc năm 2017, Thành phố mới có 116 ha cây lâu năm, cây ăn quả, rau, hoa trồng ở trang trại thuộc địa bàn các huyện Chương Mỹ, Sóc Sơn, Ba Vì… được áp dụng công nghệ tưới này.

Theo ông Nguyễn Vĩnh Liên, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở NN&PTNT Hà Nội), diện tích tưới bằng công nghệ tiết kiệm của Hà Nội đạt thấp là do chi phí đầu tư cho hệ thống tưới còn cao hơn so với thu nhập của người dân.

Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách hỗ trợ cho nông dân, tổ chức để đưa ứng dụng tưới tiết kiệm vào sản xuất còn chưa hoàn thiện, đồng bộ nên chưa tạo động lực cho việc áp dụng công nghệ này…

Để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành mục tiêu đến năm 2020, cả nước có 500.000 ha cây trồng cạn được áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm, TP.Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố đề nghị Bộ NN&PTNT tham mưu Chính phủ hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình thủy lợi gắn với lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm để chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp.

Đồng thời, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi để mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, ứng dụng nhanh các kết quả nghiên cứu về giống, đưa các giống cây trồng ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu cao, thích nghi với biến đổi khí hậu vào sản xuất…

Bích Phương/chinhphu

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập231
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại709,411
  • Tổng lượt truy cập90,772,804
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây