Học tập đạo đức HCM

Phát triển kinh tế tập thể

Thứ ba - 03/09/2013 21:58
Khi xây dựng nông thôn mới (NTM), Chính phủ đề ra tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất, trong đó có việc đẩy mạnh kinh tế tập thể gồm hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) nhằm liên kết những nông hộ nhỏ lẻ thành những tổ, nhóm để cùng sản xuất theo những tiêu chuẩn nhất định như an toàn thực phẩm, với những hợp đồng cụ thể, đảm bảo đầu ra sản phẩm… nhằm ổn định sản xuất và nâng cao thu nhập người dân.

35% HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả

Trước khi xây dựng NTM, ở 5 huyện ngoại thành TPHCM có khoảng 13 HTX, nhưng hiện nay con số này đã lên đến 65 HTX và 142 THT, trong đó có 40 HTX nông nghiệp (NN) và 102 THT nông nghiệp. Các HTXNN có quy mô hoạt động khá đa dạng về ngành nghề như sản xuất, kinh doanh rau an toàn, nấm, hoa, cây kiểng, chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản ngành nghề nông thôn hay cả trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp. Trong số này, HTX Thỏ Việt, HTX Phú Lộc đang có hợp đồng xuất khẩu sang Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), Malaysia. Địa bàn hoạt động của các HTXNN khá rộng, từ quy mô cấp xã, liên xã đến liên huyện như HTX Thỏ Việt, HTX Hà Quang, HTX Phú Lộc. Trong khi đó, các THT hầu hết đều hoạt động ở địa bàn cấp xã, nổi bật và bền bỉ trong số này là Liên Tổ sản xuất rau an toàn Tân Phú Trung (huyện Củ Chi). Các THT được hình thành từ nhu cầu và lợi ích của tổ viên, khắc phục một số yếu kém của hộ đơn lẻ, khuyến khích tinh thần tương thân tương trợ trong sản xuất, kinh doanh. Có thể nói, khi chưa có điều kiện thành lập HTX thì THT là mô hình liên kết phù hợp với trình độ, năng lực và nhu cầu của các hộ dân nông thôn.

Trong số 40 HTXNN có 4 HTX hình thành từ các THT là HTX Phước An và HTX Ngày Mới (Bình Chánh), HTX Ngã Ba Giồng (Hóc Môn), HTX Nhuận Đức (Củ Chi). Hoạt động chủ yếu của THTNN là trao đổi kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh gắn liền với hoạt động các câu lạc bộ khuyến nông. Các THT còn gặp khá nhiều hạn chế về tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chưa gắn với hợp đồng kinh tế giữa các bên. Mới có 27/102 THTNN (26,5%) đăng ký chứng thực hợp đồng hợp tác với cơ quan thẩm quyền theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Lê Mạnh Hà cho rằng, giai đoạn hiện nay khi quy mô sản xuất tăng lên, lực lượng sản xuất cũng phát triển, việc áp dụng khoa học công nghệ là yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm; đó là tiền đề,  nhu cầu đòi hỏi có một tổ chức sản xuất mới để phát triển sản xuất như HTX, THT. Qua đó, nông dân có thể gắn kết với doanh nghiệp, nhà khoa học… để sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Nhưng bên cạnh việc phụ thuộc nhiều vào thời tiết, sự bất ổn của thị trường, vốn, chính sách hỗ trợ cho kinh tế tập thể chưa được đồng bộ và thiết thực góp phần làm hạn chế sự phát triển của loại hình kinh tế này. Thực tế cho thấy, các HTX hoạt động trong lĩnh vực NN còn gặp nhiều khó khăn. Ngoại trừ 10 HTXNN (25%) mới thành lập, chưa đánh giá, còn lại chỉ 35% số HTXNN hoạt động hiệu quả (con số này ở HTX phi nông nghiệp là 72%), 30% HTXNN hoạt động chưa hiệu quả và 10% (4 HTXNN) đang làm thủ tục giải thể.

Tháo gỡ khó khăn

4 khó khăn hiện nay của các HTXNN là vốn, nguồn nhân lực, đất đai và tiêu thụ sản phẩm. Dù tỷ lệ cán bộ quản lý trình độ đại học, trên đại học tăng lên, hiện nay là 43%, cao đẳng 11% và trung cấp 24% nhưng thực tế cho thấy chính sách thu hút người có trình độ chưa hiệu quả nên việc tuyển sinh viên ra trường về làm việc cho các HTXNN không dễ dàng, sinh viên sẽ được cấp học bổng nếu chấp nhận về làm HTX nhưng không có người đăng ký.

TPHCM đã có nhiều chính sách giúp các thành phần kinh tế có điều kiện chuyển đổi sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị, trong đó có kinh tế tập thể như Quyết định 13, Quỹ Trợ vốn xã viên HTX… với nhiều ưu đãi về lãi suất, điều kiện cho vay. Thế nhưng vẫn có những hạn chế khi HTXNN tiếp cận. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) TPHCM cho rằng, khó khăn của các HTXNN là hạn mức vay tín chấp quá thấp, nhiều HTXNN có phương án sản xuất kinh doanh tốt, nhưng do Nghị định 41 quy định chỉ cho vay tối đa 500 triệu đồng. Vì vậy, NHNN TPHCM kiến nghị NHNN Trung ương không nên xác định hạn mức tín chấp cụ thể mà tùy theo thực tế địa phương và có thể cho vay tối đa 70% vốn điều lệ. Nếu vốn điều lệ bình quân của các HTXNNTP trên 6 tỷ đồng, con số HTXNN có thể vay của các NH thương mại 4 tỷ đồng.

Ngoài ra, NHNN TPHCM tổ chức các buổi tập huấn giúp các HTX xây dựng các dự án sản xuất kinh doanh. Đây là khâu mà các HTXNN còn yếu cần biết để thuyết phục các NH thương mại có thể chấp nhận cho vay. Ông Nguyễn Duy Hiếu, Chủ tịch Liên minh HTX TPHCM cho rằng, có vài HTXNN được Quỹ Trợ vốn xã viên HTX cho vay trên chục lần, tạo điều kiện cho các HTXNN làm ăn hiệu quả, nhưng nhiều HTXNN chưa biết viết phương án sản xuất kinh doanh, vì vậy đến nay còn 4 HTXNN chưa được vay do chưa có phương án hay dự án không khả thi, sổ sách kế toán không rõ ràng, thậm chí không có. 50% nợ xấu của quỹ tập trung là các HTXNN.

Trong khi đó, bà Bùi Hạnh Thu, Phó Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho biết, 7 trong số 10 HTXNN sản xuất rau VietGAP Saigon Co.op hợp đồng chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu rau củ quả, 70% còn lại là từ tỉnh thành khác. Hạn chế của các HTXNN là tính cạnh tranh sản phẩm chưa cao. Quanh quẩn cũng chỉ rau muống, bầu bí, cải, dưa leo…, loại dễ trồng trong khi nhu cầu của gần 10 triệu dân TP rất đa dạng, đòi hỏi ngày càng cao.

 

 
 

Đồng chí Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo chương trình xây dựng NTM TP nhấn mạnh, phát triển kinh tế hợp tác là nhu cầu khách quan của nền kinh tế. TP và các cấp hỗ trợ, tạo điều kiện HTX phát triển, nhưng không ai có thể giải quyết công việc bằng chính tự thân mỗi HTX. Điều quan trọng là không được ỷ lại mà phải tự mình chứng minh vai trò, hoạt động có hiệu quả của HTX.

 
 

 

CÔNG PHIÊN
theo sggp

 
 Tags: sản xuất

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập126
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại906,330
  • Tổng lượt truy cập90,969,723
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây