Trong số đó, có 667 HTX tổng hợp, 254 HTX trồng trọt, 47 HTX chăn nuôi, 5 HTX nuôi trồng thủy sản, 2 HTX Lâm nghiệp, 1 HTX nước sạch; còn 44 HTX đã ngừng hoạt động.
Trong tổng số 1.021 HTX nông nghiệp, hiện có 929 HTX nông nghiệp hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012 (chiếm 90%), còn 48 HTX nông nghiệp chưa chuyển đổi theo Luật Hợp tác xã năm 2012 (chiếm 4%).
Theo kết quả tổng hợp báo cáo của các quận, huyện, thị xã, trong tổng số 897 HTX nông nghiệp đánh giá, xếp loại năm 2017, có 188 HTX nông nghiệp hoạt động tốt (chiếm 21%), 331 HTX nông nghiệp hoạt động khá (chiếm 36,9%), 323 HTX nông nghiệp hoạt động trung bình (chiếm 36%), 55 HTX nông nghiệp hoạt động yếu (chiếm 6,1%). Trong năm 2017 có 61 HTX nông nghiệp được thành lập mới.
Các loại hình dịch vụ hiện nay của HTX chủ yếu là cung ứng giống vật tư, cơ giới hóa và phát triển sản xuất kinh doanh.
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa giao Sở Tài chính Thành phố, căn cứ Công văn số 7602/BTC-HCSN ngày 26/6/2018 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 461/QĐ-TTg ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020.
Theo đó, sẽ bố trí các nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ của nhà nước theo chính sách. Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ của nhà nước theo chính sách được huy động từ các chương trình như Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tại Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình mục tiêu Tái cơ cấu kinh tế và Phòng chống giảm nhẹ thiên tai và Ổn định đời sống dân cư theo Quyết định số 932/QĐ-TTg ngày 28/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình khuyến nông Quốc gia hỗ trợ cho đào tạo và Ứng dụng công nghệ cao; nguồn thủy lợi phí của nhà nước dành cho các hợp tác xã tham gia hoạt động quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng theo quy định của Luật Thủy lợi; nguồn hỗ trợ cho hợp tác xã từ các chính sách hỗ trợ trồng và bảo vệ rừng, phát triển thủy sản... Huy động các nguồn lực từ các tổ chức quốc tế; nguồn vốn vay từ các Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã, Quỹ Hỗ trợ nông dân, các tổ chức tín dụng; nguồn vốn của doanh nghiệp và vốn đối ứng của các hợp tác xã…
Hiện nay, phát triển kinh tế tập thể và và trang trại trong xây dựng nông thôn mới, cùng với phát triển các Hợp tác xã, thành phố Hà Nội cũng đang tập trung phát triển các trang trại.
Trên địa bàn Thành phố có 2.863 trang trại, trong đó có 1.969 trang trại chăn nuôi, 488 trang trại nuôi trồng thủy sản, 334 trang trại tổng hợp, 71 trang trại trồng trọt 01 trang trại lâm nghiệp. Hiệu quả sản xuất của trang trại ngày càng tăng và tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn Thành phố.
Việc tập trung phát triển kinh tế trang trại trong những năm qua đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo ra nhiều nông sản phẩm chất lượng, giá trị cho thị trường, chất lượng quản lý sản phẩm từ các trang trại được nâng lên, nhiều trang trại đã kết hợp với phát triển dịch vụ du lịch sinh thái nhằm thu hút khách du lịch, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tạo lá phổi xanh cho Thành phố,...
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, đây là loại hình kinh tế sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có, nhất là nguồn lực lao động, đất đai, vốn.
Minh Anh/chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã