Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, trong thời gian qua, Bộ đã tổ chức thẩm định và cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho 28 doanh nghiệp nông nghiệp đáp ứng các tiêu chí. Trong đó, có 9 doanh nghiệp ứng dụng CNC trong sản xuất trồng trọt (rau ATTP, hoa); 8 doanh nghiệp ứng dụng CNC trong lĩnh vực chăn nuôi (bò sữa, lợn, gà); 11 doanh nghiệp ứng dụng CNC trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Đặc biệt, về gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp CNC, theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch đạt khoảng 32.339 tỷ đồng với 3.957 khách hàng cá nhân và 168 doanh nghiệp, trong đó cho vay phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là 27.737 tỷ đồng, chiếm gần 86% tổng dư nợ; dư nợ cho vay nông nghiệp sạch đạt 4.602 tỷ đồng, không phát sinh nợ xấu.
Giá trị sản xuất 1ha xà lách ở Lâm Đồng đạt tới 3 tỷ đồng/ha/năm.ảnh: Hà Linh
Trong khi đó, theo báo cáo của UBND tỉnh Lâm Đồng, tỉnh đã xác định nông nghiệp ứng dụng CNC là khâu đột phá trong sản xuất, do đó tỉnh đã triển khai chương trình nông nghiệp ứng dụng CNC từ năm 2003. Tỉnh đã và đang triển khai quy hoạch 1 khu nông nghiệp ứng dụng CNC, 1 khu công nghiệp nông nghiệp, 7 khu nông nghiệp CNC tập trung và 19 vùng nông nghiệp ứng dụng CNC. Ông Phạm S- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Tỉnh có khoảng 50.000ha đất sản xuất ứng dụng CNC, chiếm 18% diện tích đất canh tác, với 9 DN được công nhận là DN nông nghiệp CNC (chiếm 31% số DN CNC của cả nước)”.
Toàn tỉnh cũng đã có 19 nông sản được công nhận nhãn hiệu, bên cạnh đó tỉnh đã xây dựng và phát triển thương hiệu Đà Lạt kết tinh kỳ diệu từ đất lành với nguồn ngân sách đầu tư khoảng 11 tỷ đồng.
Đến nay, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC của tỉnh đạt 30% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp toàn tỉnh; lợi nhuận cho người sản xuất đạt trên 30% so với doanh thu.
Hiện tại, giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích năm 2016 của tỉnh Lâm Đồng đạt bình quân hơn 160 triệu đồng/ha/năm, trong đó có khoảng 14.000ha đạt từ 250 - 500 triệu/ha/năm; khoảng 12.000ha đạt từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm; 1.500ha đạt từ 1-2 tỷ/ha/năm./.
Theo: Hà Linh/danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã