Học tập đạo đức HCM

Sức sống mới ở Ngô Phần

Thứ sáu - 13/02/2015 02:40
Bằng sự nỗ lực đoàn kết, cần cù, sáng tạo chủ động học hỏi, nắm bắt thời cơ khai thác hợp lý tiềm năng đất đai, lao động, sản xuất, những năm gần đây, nhân dân Ngô Phần, xã Bình Định, huyện Lương Tài đời sống vật chất cũng như tinh thần ngày một nâng cao. Số hộ giầu chiếm trên 40%; 85% số hộ có đời sống kinh tế ổn định, số hộ nghèo giảm còn hơn 5%.

Thôn Ngô Phần có gần 600 hộ với trên 2.300 nhân khẩu, những năm qua, với truyền thống đoàn kết, bà con trong thôn đã khắc phục khó khăn, cùng nhau chăm chỉ lao động sản xuất, phát triển kinh tế nên đời sống ngày càng khởi sắc. Với đặc thù của địa phương chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, Ngô Phần  khuyến khích nhân dân đưa những giống lúa mới có năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Theo đó, mỗi vụ sản xuất cùng với mở rộng diện tích lúa lai, HTXDVNN trong thôn đã xây dựng được cánh đồng cao sản với 25 ha chủ yếu là Bắc Thơm và Nếp mang lại hiệu quả cao. Cùng với cấy lúa nhiều gia đình cũng chú trọng phát triển mô hình VAC cho thu nhập trung bình 50 triệu đồng/năm. Ngoài ra, còn đầu tư phát triển kinh doanh dịch vụ, có 7 gia đình kinh doanh máy say sát kết hợp thu mua thóc cho thu nhập bình quân mỗi năm đạt từ 30-50 triệu đồng.
Kinh tế phát triển, đến nay, 100% số hộ trong thôn có phương tiện nghe nhìn và phương tiện đi lại; 100% hệ thống đường làng ngõ xóm được bê tông hóa… Giờ đây Ngô Phần không còn những ngôi nhà lụp xụp, con đường lầy lội như trước kia, mà thay vào đó là những dãy nhà xây khang trang, đường làng, ngõ xóm phong quang  sạch đẹp.
Cùng với xây dựng đời sống kinh tế ổn định, Ngô Phần cũng quan tâm xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh. Hiện nay, thôn xây dựng được nhà văn hóa khang trang là nơi sinh hoạt, hội họp của cấp ủy chính quyền và nhân dân trong thôn; hệ thống truyền thanh cũng được quan tâm đầu tư phục vụ tốt cho công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và quy định của địa phương tới nhân dân, giúp mỗi người nắm bắt và thực hiện có hiệu quả.
Nhằm nâng cao đời sống tinh thần trong nhân dân, thôn cũng thường xuyên tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tạo không khí vui tươi, phấn khởi và gắn bó tình đoàn kết trong nhân dân. Năm 2014, địa phương đầu tư tu sửa đình làng trị giá 15 triệu đồng; xây dựng khu nhà ăn và nhà bếp trị giá 650 triệu đồng, cảnh quan khu di tích luôn sạch đẹp thể hiện sự tôn nghiêm, đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
Xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, các gia đình, dòng họ trong thôn đều quan tâm đầu tư cho con cái học hành nên xuất hiện ngày càng nhiều các gia đình hiếu học, con cái thành đạt. Bên cạnh quỹ khuyến học của thôn, 4 dòng họ cũng xây dựng được nguồn quỹ khuyến học riêng với số tiền hàng năm là 20 triệu đồng, tiêu biểu như: Dòng họ Hà Trọng, Nguyễn Đình, Phạm Đức… mỗi dòng họ vận động các nhà hảo tâm, các gia đình tự đóng góp quỹ khuyến học được từ 7-12 triệu đồng/năm. Năm qua, thôn tổ chức khen thưởng cho 325 đạt thành tích cao trong học tập, trong đó có 16 em đỗ vào các trường đại học, 10 em đỗ cao đẳng, là địa phương có số học sinh đỗ đại học cao nhất xã. 
Trong xây dựng nếp sống văn hóa, thôn chú trọng phong trào xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa. Quy ước nếp sống văn hóa được tuyên truyền thường xuyên trên hệ thống loa truyền thanh, trong các cuộc họp của nhân dân. Các quy định trong quy ước nếp sống văn hóa, nhất là Nghị quyết 20, 22 HĐND tỉnh đều được người dân tự giác thực hiện.
Nổi bật như: việc hỷ trong thôn đã dần đi vào tiết kiệm, không ăn uống kéo dài; việc hiếu đã đơn giản hơn, nhiều hủ tục lạc hậu bị loại bỏ… Qua bình xét hằng năm, số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá đạt cao. Năm 2014, thôn có gần 90% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.
Nhờ xây dựng được đời sống vật chất cũng như tinh thần lành mạnh nên trong những năm qua, tình hình an ninh chính trị của thôn luôn được ổn định, tệ nạn xã hội được đẩy lùi, tình làng nghĩa xóm được gắn kết. Đây là nền tảng quan trọng để bước sang năm mới 2015, nhân dân Ngô Phần tiếp tục xây dựng quê hương ngày càng phát triển bền vững.
Theo: baobacninh.com.vn
 Tags: số hộ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập288
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm284
  • Hôm nay56,659
  • Tháng hiện tại761,772
  • Tổng lượt truy cập90,825,165
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây