Theo Sở NN-PTNT, năm 2014, tăng trưởng kinh tế nông nghiệp của tỉnh cao hơn năm 2013 khoảng 2,6%; trong đó, trồng trọt tăng 1,8%, chăn nuôi tăng 10,1%, lâm nghiệp tăng 0,6%, thủy sản tăng 0,4% và dịch vụ nông nghiệp tăng 3,1%. Đến nay, Phú Yên đã rà soát, điều chỉnh bổ sung xong quy hoạch chi tiết các vùng trồng mía, sắn cho các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh và quy hoạch chi tiết vùng trồng rừng kinh tế, rừng sản xuất, hệ thống rừng giống, vườn giống lâm nghiệp tại một số địa phương. Tỉnh cũng đang quy hoạch khai thác thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá vùng ven biển đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và lập quy hoạch chi tiết khu đất đầu tư xây dựng cảng cá ngừ chuyên dụng, quy hoạch vùng nuôi thủy sản nước lợ, nước mặn ven biển. Tỉnh còn lập quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành Nông nghiệp Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có mục tiêu triển khai đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Tại cuộc họp, lãnh đạo các địa phương cũng như các sở, ngành đã tập trung thảo luận, đưa ra các ý kiến, kiến nghị nhằm thực hiện tốt đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong thời gian đến.
Kết luận cuộc họp, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lê Văn Trúc đánh giá, trong thời gian qua việc thực hiện đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững chưa được đồng bộ, chưa mạnh mẽ, vì vậy hiệu quả đem lại chưa cao. Đến nay, chưa có địa phương nào xây dựng đề án hành động cụ thể. Trong thời gian đến, tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành và địa phương có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức về việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nói chung và tái cơ cấu từng ngành, từng lĩnh vực nói riêng, trong đó có sản xuất nông nghiệp. Trong quý I/2015, các sở, ngành, địa phương phải xây dựng xong đề án, chương trình hành động, kế hoạch thực hiện đối với đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ở ngành, địa phương mình. Các sở, ngành cùng các địa phương tiếp tục rà soát, bổ sung, điều chỉnh lại quy hoạch trong sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy lợi thế tự nhiên của từng vùng, từng đối tượng cây trồng, vật nuôi. Các địa phương cần đẩy mạnh ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ và tăng nhanh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với khoa học công nghệ, doanh nghiệp, thị trường. Các sở, ngành nâng cao năng lực các trung tâm giống, kỹ thuật cây trồng, vật nuôi, thủy sản, trung tâm ứng dụng chuyển giao công nghệ, các trại sản xuất giống trên địa bàn tỉnh. Các sở, ngành cùng các địa phương đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là hạ tầng giao thông, thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các ngành, các cấp gắn tái cơ cấu ngành Nông nghiệp với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới và vấn đề phòng chống thiên tai…
Theo: baophuyen.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã