Học tập đạo đức HCM

"Tam nông" ở Tiên Yên

Thứ ba - 06/08/2013 22:05
Triển khai thực hiện nghị quyết về “tam nông”, huyện Tiên Yên đã xây dựng nhiều chương trình, kế hoạch nhằm cụ thể hoá nội dung vào thực tiễn của địa phương, từng bước thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển. Trong đó, huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá tập trung, nhằm tăng năng suất, giá trị sản phẩm, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống người dân nông thôn. Đến nay, tổng diện tích gieo trồng hàng năm luôn đạt trên 5.500ha, trong đó diện tích cây lương thực có hạt trên 3.700ha. Cùng với đó, huyện đã tập trung đầu tư các mô hình sản xuất chuyên canh với những giống cây mới có giá trị kinh tế cao như: dong riềng, khoai lang, rau xanh, hoa, ngô, mía tím...

Cùng với việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, huyện Tiên Yên luôn coi trọng việc chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. 5 năm qua, huyện đã tích cực chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ giá giống mới, cung ứng giống kịp thời cho nông dân; tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Vì vậy, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,5%/năm. Nhiều giống lúa, cây trồng mới đưa vào thực hiện thí điểm đã phát huy hiệu quả và đang triển khai nhân rộng trên địa bàn. Cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp đã được quan tâm đầu tư từ khâu làm đất, thu hoạch đến sơ chế, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, giảm chi phí, tăng thu nhập cho người nông dân. Xác định việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay là cốt lõi để phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, nâng cao thu nhập cho người nông dân, huyện Tiên Yên đã phân bổ 15% từ nguồn vốn chương trình xây dựng nông thôn mới để triển khai các mô hình phát triển sản xuất trên địa bàn.

Trồng rừng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Tiên Yên. Trong ảnh: Người dân xã Hà Lâu phát quang tán rừng thông để phòng cháy, chữa cháy rừng.
Trồng rừng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Tiên Yên. Trong ảnh: Người dân xã Hà Lâu phát quang tán rừng thông để phòng cháy, chữa cháy rừng.

Theo đó huyện đã triển khai 13 mô hình khuyến nông và 9 mô hình mở rộng sản xuất, bước đầu mạng lại hiệu quả, thu nhập cao cho một số hộ dân trực tiếp tham gia mô hình, tạo thêm giống cây trồng mới có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất, như ngô NK4300, ngô MX10, MX6... Cùng với đó, huyện còn hỗ trợ 60% kinh phí giống để mở rộng các loại cây trồng, vật nuôi khác, tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn. Xác định chăn nuôi là ngành mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp của địa phương, huyện đã chú trọng bảo tồn và phát triển đàn gà Tiên Yên, đầu tư phát triển đàn gà bố mẹ, phát triển đàn lợn Móng Cái ở các xã Đông Hải, Đông Ngũ, tăng nhanh đàn dê, đàn ong; phát triển các vật nuôi khác như lợn rừng, nhím… Duy trì và từng bước nghiên cứu phát triển chăn nuôi bò thịt thương phẩm; cải tạo đàn trâu. Đến nay, tổng đàn trâu trên địa bàn có 6.156 con; đàn bò có 368 con; đàn lợn 25.000 con (tăng 2.890 con so với 2008), đàn dê 1.595 con; đàn gia cầm 161.272 con; 2.161 đàn ong. Giá trị ngành chăn nuôi năm 2012 đạt 36,386 tỷ đồng, chiếm 40% giá trị ngành nông nghiệp. Đến nay, toàn huyện có 56 trang trại sản xuất, chăn nuôi theo quy mô tập trung, cho hiệu quả kinh tế cao. Trong đó có 26 trang trại đã được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo tiêu chí mới. Tổng số lao động trong 26 trang trại này là 133 người. Thu nhập của người lao động trong các trang trại đạt trung bình từ 1,8-2,5 triệu đồng/ tháng. Tổng giá trị hàng hoá của 26 trang trại đạt gần 30 tỷ đồng mỗi năm. Mô hình kinh tế trang trại đã tạo ra nhiều sản phẩm phong phú, bước đầu hình thành thị trường hàng hoá từ những chủ trang trại hoạt động cùng lĩnh vực trên địa bàn huyện. Riêng đối với lĩnh vực thuỷ sản, huyện luôn tập trung đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao vừa khôi phục tái tạo nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên, vừa góp phần bảo vệ môi trường như cải tiến phương pháp nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản những năm gần đây luôn đạt trên 1.470 tấn. Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản đạt trên 21,4 tỷ đồng. Cùng với lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp hiện đang là một thế mạnh trong phát triển kinh tế của địa phương. Diện tích trồng rừng tập trung đạt trên 1.570ha; trung bình mỗi năm, toàn huyện trồng mới 1.500ha. Giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2012 đạt 63,445 tỷ đồng và trên 35 tỷ đồng trong những tháng đầu năm nay.

Có thể nói, nghị quyết về “tam nông” đã bước đầu mang lại hiệu quả cao trong phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống nông dân ở Tiên Yên. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp bước đầu có sự chuyển dịch tích cực, bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung theo quy mô lớn. Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn được quan tâm đầu tư nâng cấp, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện, nâng cao.

Quế Ninh
Nguồn: baoquangninh.com.vn

 Tags: tập trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập367
  • Hôm nay46,966
  • Tháng hiện tại752,079
  • Tổng lượt truy cập90,815,472
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây