Kết quả đáng khích lệ
Sau 4 năm triển khai thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) ở thủ đô đã đạt được những kết quả nổi bật. Do vừa làm vừa rút kinh nghiệm, các xã đã có những bước đi, cách làm sáng tạo đạt được những kết quả tích cực, làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn. Đến nay, đã có 110 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng NTM; 65 xã đạt 14-18 tiêu chí… Toàn thành phố chỉ còn 6 xã mới đạt 5-9 tiêu chí.
Dồn điền đổi thửa là một ytrong những kết quả nổi bật nhất trong thực hiện Chương trình 02 của Thành ủy. Từ chỗ sản xuất nông nghiệp còn manh mún, nhỏ lẻ, giá trị sản xuất nông nghiệp không cao, nhiều hộ dân có tâm lý chán ruộng, bỏ bê sản xuất, chỉ trong 2 năm, toàn thành phố đã dồn điền đổi thửa (DĐĐT) được 74.900/76.360ha, đạt 98% kế hoạch. Một số huyện dồn đổi được diện tích lớn là: Sóc Sơn (hơn 10.300ha), Chương Mỹ (hơn 10.200ha), Phú Xuyên (hơn 8.900ha), Mỹ Đức (hơn 7.500ha)... Cũng nhờ DĐĐT, toàn thành phố dôi dư được hơn 1.477ha đất, tạo điều kiện cho các địa phương quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình phúc lợi... Nhờ đó, chỉ trong một thời gian ngắn, Hà Nội đã bước đầu hình thành và mở rộng được các vùng chuyên canh sản xuất nông sản hàng hóa tập trung, có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao như: Vùng sản xuất lúa, vùng rau an toàn, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, vùng chăn nuôi xa khu dân cư, nuôi trồng thủy sản... Đến nay, giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội đã đạt 231 triệu đồng/ha/năm, hoàn thành chỉ tiêu phấn đấu của năm 2015.
Quyết tâm của “đầu tàu”
Xác định tầm quan trọng của công tác ngành nghề, trong năm 2014, Chi cục Phát triển nông thôn đã tích cực chỉ đạo và phối hợp với Phòng Kinh tế các huyện, thị xã lựa chọn điểm hỗ trợ phát triển nghề. Kết quả Chi cục đã hỗ trợ phát triển 4 loại hình ngành nghề với 31 điểm hỗ trợ cho 680 hộ dân tham gia tại 7 huyện, thị xã. Đồng thời tổ chức 25 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho các cơ sở làng nghề thu hút 1.000 học viên tham dự. Phối hợp với các trường và đơn vị tổ chức 16 lớp tập huấn cho gần 960 cán bộ HTX nông nghiệp theo Luật HTX năm 2012.
Đặc biệt, với vai trò là Văn phòng Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy, Chi cục Phát triển nông thôn đã làm tốt vai trò tham mưu, giúp việc. Phối hợp với các sở, ngành kiểm tra, hướng dẫn các xã điều chỉnh đề án xây dựng nông thôn mới, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về dồn điền đổi thửa. Nhờ đó, đến nay toàn TP đã dồn điền đổi thửa được 74.907ha, đạt 98,1% kế hoạch. Về xây dựng nông thôn mới, ngoài 38/386 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2013, đến nay theo đánh giá của các huyện, thị xã có 90 xã đạt 19 tiêu chí; 97 xã đạt từ 14 - 18 tiêu chí, không có xã nào đạt dưới 5 tiêu chí.
Ông Lê Thiết Cương - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, năm 2015, Chi cục sẽ tập trung tham mưu cho TP, Ban Chỉ đạo các huyện, thị xã tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc cơ sở, đẩy nhanh tiến độ, nhất là các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới. Đồng thời thực hiện tuyên truyền xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp và nhân rộng các mô hình điển hình về giảm nghèo. Phấn đấu năm 2015, TP có thêm 55 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Quỳnh Chi
Theo laodong.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã