1. Tình hình kinh tế thế giới.
Kinh tế thế giới tiếp tục xu hướng phục hồi; thương mại thế giới vẫn tiếp tục được mở rộng; lạm phát được dự báo ở mức thấp; dòng vốn FDI có dấu hiệu khởi sắc; các nền kinh tế phát triển, như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản tiếp tục có những tín hiệu tích cực; căng thẳng nợ công Hy Lạp có dấu hiệu giảm.
IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 3,5% cho 2015 và 3,8% cho 2016 (giảm từ 3,8% và 4% so với dự báo trước). Mỹ vẫn là khu vực duy nhất được kỳ vọng sẽ tăng trưởng vượt dự kiến trong năm 2015.
Thị trường Chứng khoán Trung Quốc biến động bất thường giảm 31% trong vòng 1,5 tháng (từ13/6-28/7) cũng tác động không nhỏ tới kinh tế toàn cầu.
2. Tình hình kinh tế trong nước
(1) Sức khỏe doanh nghiệp: Tình hình hoạt động của doanh nghiệp qua đăng ký thuế tính đến 20 tháng 7 năm 2015, cụ thể như sau:
+ Số lượng DN đang hoạt động: Đến thời điểm ngày 20/7/2015, toàn quốc hiện có 513.437 DN đang hoạt động, tăng 30.822 DN (6,4%) so với thời điểm 31/12/2014.
+ Số lượng DN thành lập mới: Tính từ đầu năm đến ngày 20/7/2015, toàn quốc có 51.216 DN thành lập mới, bằng 66,8% số doanh nghiệp thành lập mới cả năm 2014.
+ Số lượng DN ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh: Tính từ đầu năm đến ngày 20/7/2015, số doanh nghiệp ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh là 33.294 DN (bằng 41% số doanh nghiệp ngừng hoạt động cả năm 2014).
+ Số lượng DN tạm nghỉ SXKD: Số doanh nghiệp tạm nghỉ sản xuất kinh doanh tại thời điểm ngày 20/7/2015 là 19.295 DN, tăng 250 DN (1,3%) so với thời điểm 31/12/2014.
(2) Chỉ số giá tiêu dùng: tháng 7 tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước, tăng 0,68% so với thời điểm tháng 12/2014, tăng 0,13% so với tháng 6, và tính chung 7 tháng CPI đã tăng 0,86% so với cuối năm 2014
(3) Chỉ số Nhà quản trị sản xuất (PMI): đã giảm xuống còn 52,2 điểm (từ mức 54,8 trong tháng 5) do tốc độ tạo việc làm chậm. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm đi so với giai đoạn tháng 3-tháng 5 do sức mua trên thị trường thế giới suy giảm..
(4) Hoạt động xuất nhập khẩu:
- Trong tháng 7/2015, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 29,3 tỷ USD, tăng 1,8% so với tháng trước; trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 14,5 tỷ USD, tăng 1,2% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 14,8 tỷ USD, tăng 2,3%
- Lũy kế 7 tháng đầu năm 2015, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 187,9 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2014; trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 92,3 tỷ USD, tăng 9,5% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 95,6 tỷ USD, tăng 16,4%.
- Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 7/2015 ước tính thâm hụt 300 triệu USD, nâng mức thâm hụt thương mại trong 7 tháng đầu năm lên 3,37 tỷ USD, bằng 3,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước
(5) Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Lũy kế 7 tháng đầu năm ước thực hiện 7,4 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 2,3%). Tổng vốn đăng ký (bao gồm vốn đăng ký cấp mới đạt trên 6,9 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ và vốn đăng ký tăng thêm đạt gần 1,9 tỷ USD, giảm 29,8% so với cùng kỳ) ước đạt trên 8,8 tỷ USD, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ giảm 19,9%). Có 1.068 dự án cấp mới, tăng 20,1% so với cùng kỳ; 341 lượt dự án tăng vốn, tăng 13,7%.
Tổng hợp số liệu thống kê ngân sách của Bộ Tài chính
theo tapchitaichinh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã