Học tập đạo đức HCM

Tổ chức lại các nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ

Thứ sáu - 03/07/2015 23:23
“Giải pháp đột phá cho ngành chăn nuôi Việt Nam được xác định là tập trung vào khoa học công nghệ (con giống chất lượng cao, ứng dụng công nghệ mới, quy trình chăn nuôi tiên tiến) và tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm” – Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám trao đổi với phóng viên NTNN.

Giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh

Trong một bài viết “Ngành chăn nuôi Việt Nam– Thuyền nan trước biển lớn” (ngày 29.6.2015), báo NTNN đã nêu ra 7 điểm yếu cố hữu của ngành chăn nuôi trước thềm hội nhập. Đề nghị Thứ trưởng cho biết, Bộ NNPTNT có những giải pháp nào để giúp người chăn nuôi giải quyết căn bản những điểm yếu này?

 

To chuc lai cac nong ho chan nuoi nho le
Các nông hộ phải vào tổ hợp tác để sản xuất bài bản, theo chuỗi.  Ảnh chụp tại gia trại của một hộ nông dân ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Ảnh: Đ.T 
 
- Tôi đã đọc chuyên đề “Chăn nuôi nhỏ trước biển lớn TPP” trên ấn phẩm Trang Trại Việt và tuyến bài “Ngành chăn nuôi VN– Thuyền nan trước biển lớn” trên báo Nông Thôn Ngày Nay. Hai tuyến bài này đã khắc họa bức tranh tổng thể, chi tiết, khách quan thực trạng ngành chăn nuôi trước thời hội nhập; ghi nhận những đánh giá phân tích của các chuyên gia cũng như những giải pháp để ngành chăn nuôi “sống khỏe” khi hội nhập sâu với quốc tế. Đây có thể nói là những hiến kế quý báu cho ngành chăn nuôi thời điểm này.

 

Về phía Bộ NNPTNT, giải pháp thì đã rõ. Đó là triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” đã được phê duyệt. Trong đó, điều cốt yếu là cần thay đổi tư duy mang tính chiến lược phát triển ngành chăn nuôi dựa trên cách tiếp cận mới, trên cơ sở phân tích lợi thế của ngành khi mở cửa hội nhập và giải quyết các điểm yếu mang tính cốt tử của ngành, trong đó kiểm soát tốt dịch bệnh, giảm giá thành, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam và tăng thu nhập cho người chăn nuôi và lợi nhuận cho doanh nghiệp (DN).

Giải pháp đột phá được xác định là tập trung vào KHCN (con giống chất lượng cao, ứng dụng công nghệ mới, quy trình chăn nuôi tiên tiến) và tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm. Chúng ta đang khuyến khích các DN đầu tư vào chăn nuôi; mở cửa và khuyến khích nhập những giống vật nuôi tốt nhất của thế giới, công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi; đồng thời tạo điều kiện để DN trong nước liên kết hợp tác với các cơ quan nghiên cứu để nghiên cứu, phục tráng các giống đặc hữu, bản địa có giá trị kinh tế cao của Việt Nam.

Bộ đang chỉ đạo và phối hợp, hỗ trợ TP.Hồ Chí Minh, TP.Hà Nội hợp tác với 42 tỉnh thành phố (mỗi khu vực 21 tỉnh, thành phố) để xây dựng thí điểm các chuỗi cung ứng rau, thịt an toàn thực phẩm cho 2 thành phố này.

Quyết liệt, đồng bộ và… kiên nhẫn!

Trong thực tế, để một con lợn từ người chăn nuôi đến tay người tiêu dùng phải trải qua tới 4 khâu trung gian. Thưa Thứ trưởng, trong chương trình cơ cấu lại ngành chăn nuôi Việt Nam, Bộ NNPTNT nhận diện và có giải pháp giảm thiểu các khâu trung gian này như thế nào?

- Đó là thực trạng của sản xuất nhỏ, thiếu liên kết không chỉ đối với ngành chăn nuôi, mà đối với nhiều ngành hàng khác. Để giải quyết vấn đề này, có nhiều việc phải làm và cần có sự vào cuộc một cách quyết liệt, đồng bộ và kiên nhẫn. Theo tôi, vấn đề mấu chốt là phải tổ chức lại khâu lưu thông và tổ chức lại sản xuất của các hộ sản xuất nhỏ lẻ theo mô hình hợp tác (hợp tác xã, tổ hợp tác, hiệp hội ngành hàng) để có lượng hàng hóa tập trung đủ lớn đáp ứng được yêu cầu của thị trường và tạo thuận lợi cho DN chế biến, tiêu thụ có được đại diện tin cậy để ký hợp đồng, thay vì phải đi ký hợp đồng thu gom với từng hộ nhỏ.

Mặt khác, cần tăng cường công tác thống kê, dự báo, thông tin giá cả thị trường của cơ quan quản lý nhà nước để tạo cho người chăn nuôi có nhiều cơ hội lựa chọn.

Hiện nay nước ta có gần 10 triệu hộ tham gia chăn nuôi gia súc gia cầm, trong đó 60% hộ chăn nuôi nhỏ. Đối tượng này sẽ chịu nhiều tổn thương nhất khi Việt Nam gia nhập TPP. Thưa Thứ trưởng, việc sắp xếp lại ngành chăn nuôi và sinh kế cho những người chăn nuôi nhỏ lẻ cần được thực hiện như thế nào?

 

Quan điểm
 
Thứ trưởng Vũ Văn Tám
  Phương thức chăn nuôi gia công giữa các DN và các hộ, nhóm hộ chăn nuôi đang là hình thức phổ biến ở các nước phát triển và cũng đang được áp dụng ở Việt Nam. Đó cũng là giải pháp để các hộ nhỏ sản xuất có hiệu quả và giảm khâu trung gian trong chăn nuôi. 
  
- Trong chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, đã xác định là vừa khuyến khích phát triển mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp vừa duy trì phát triển mô hình chăn nuôi quy mô nhỏ - nông hộ, hiệu quả và bền vững. Vì vậy, khẳng định chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ vẫn tồn tại song hành với hình thức trang trại, công nghiệp trong thời gian tới... Hình thức chăn nuôi nông hộ không hoàn toàn bị bất lợi, bởi vì, tâm lý và tập quán của người tiêu dùng Việt Nam vẫn ưa thích mua sản phẩm tươi sống ở các chợ truyền thống, chưa quen với sản phẩm đông lạnh ở các siêu thị; mỗi vùng miền lại có những sản phẩm chăn nuôi đặc sản, bản địa với dung lượng hàng hóa không lớn, nhưng đó lại chính là lợi thế, phù hợp với nông hộ chăn nuôi nhỏ.

 

Tuy nhiên, để cạnh tranh được, các hộ chăn nuôi nhỏ phải áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để giảm giá thành, nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh. Mặt khác, các hộ chăn nuôi nhỏ phải được tổ chức lại dưới các hình thức hợp tác, liên kết như đã nêu ở trên, mới có thể trụ vững trong cơ chế thị trường mở cửa, hội nhập ngày càng sâu rộng.

Trong quá trình phát triển, tất yếu sẽ có những hộ chăn nuôi nhỏ không thích hợp hoặc không còn lợi thế sẽ phải chuyển sang hình thức kinh doanh khác phù hợp hoặc từ bỏ việc chăn nuôi mang tính hàng hóa. Nhà nước đã và sẽ có những chính sách đào tạo nghề, vay vốn, tạo việc làm và các chính sách an sinh xã hội khác để giúp họ ổn định cuộc sống và phát triển.

Cảm ơn Thứ trưởng!

theo danviet

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập131
  • Hôm nay38,337
  • Tháng hiện tại905,848
  • Tổng lượt truy cập90,969,241
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây