Báo cáo của Văn phòng Chính phủ cho biết: xuất khẩu của cả nước trong 7 tháng đầu năm ước đạt 72,74 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch nhập khẩu 7 tháng đầu năm ước đạt 73,47 tỷ USD, tăng 15%. Nhập siêu 7 tháng đầu năm khoảng 733 triệu USD, bằng 1% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) đạt 52,6% dự toán, tăng 6,3% so với cùng kỳ, tổng chi NSNN đạt 54% dự toán, tăng 7,3% so với cùng kỳ. Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho thấy, lạm phát đã được kiềm chế, chỉ số giá tăng thấp. So với tháng 12/2012, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2013 tăng 2,68% là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 2004 - 2011. CPI tháng 7/2013 tăng 7,29%, bình quân 7 tháng tăng 6,81%.
Lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, tới giữa tháng 7/2013, cả nước gieo cấy được hơn 1.152 nghìn ha lúa mùa, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng sản lượng thủy sản 7 tháng đầu năm ước đạt gần 3,3 triệu tấn, tăng 1,7% so với cùng kỳ, trong đó nuôi trồng ước tăng 0,3%, khai thác ước tăng 3,5%.
Tính đến giữa tháng 7, cả nước gieo cấy được hơn 1.152 nghìn ha lúa mùa - Ảnh: Lê Hoàng Vũ
Theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, từ đầu năm tới nay, tình hình KT - XH phát triển đúng hướng, sản xuất kinh doanh tốt lên, chỉ số tăng trưởng công nghiệp quý sau cao hơn quý trước, tháng sau cao hơn tháng trước. Lĩnh vực nông nghiệp tương đối ổn định, các lĩnh vực khác như an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh được bảo đảm. Quan điểm của Chính phủ là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn nhiều khó khăn, lạm phát còn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại trong những tháng cuối năm. Lãi suất đã giảm nhưng khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp còn thấp, hoạt động kinh doanh còn nhiều khó khăn… Theo đó, để tăng tổng cầu cho nền kinh tế, cần đẩy nhanh hơn nữa tái cơ cấu nền kinh tế, chú trọng tái cơ cấu doanh nghiệp, xử lý nợ xấu, thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn… Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ tài khóa, kiểm tra chặt chẽ giá cả thị trường, đảm bảo cân đối các mặt hàng thiết yếu…
Với ngành nông nghiệp, cần thực hiện các giải pháp hỗ trợ thị trường, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng nông thủy sản, kéo dài thời hạn thu mua tạm trữ lúa gạo, tổ chức lại đầu mối xuất khẩu gắn với vùng nguyên liệu, tiếp tục hỗ trợ tín dụng nuôi cá tra, tôm… nhân rộng các mô hình sản xuất hàng hóa chất lượng cao, gắn với hình thành chuỗi giá trị kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ, bảo đảm lợi ích của nông dân.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025