Ở vùng đồi rừng, đất đai nghèo dinh dưỡng, những năm trước, Nguyễn Văn Hoàng còn loay hoay, chưa biết làm gì, khi đó anh là thợ sửa chữa ô tô, lái máy xúc, nhưng công việc bấp bênh, thu nhập thấp. Năm 2012, được sự động viên và hỗ trợ trụ, giống… của Sở NN-PTNT tỉnh, anh Hoàng mạnh dạn tham gia chương trình VietGAP, đầu tư trồng thanh long ruột đỏ, trên đất đồi và ven đồi. Tận dụng 4ha đất đồi, xưa vốn trồng bạch đàn, keo lai không hiệu quả, anh Hoàng dành hết đất cho cây thanh long.
Nhờ học hỏi kinh nghiệm của người đi trước ở các xã lân cận, anh Hoàng lúc đầu trồng thử, sau đầu tư có bài bản, khoa học, nên thanh long phát triển tốt và đặc biệt sâu bệnh không đáng kể. Thực hiện chăm sóc nghiêm ngặt theo quy trình, thanh long của anh thường ra hoa vào tháng 4 âm lịch và thu hái rộ vào tháng 10 - 11 âm lịch. Từ khi bắt đầu trồng, đến năm thứ ba cho thu hoạch. Thời gian thu hoach hiệu quả nhất, từ năm thứ ba đến năm thứ tám.
Năm 2016, anh Hoàng đã xuất khẩu mẻ đầu tiên đi Đài Loan, với khối lượng 1 tấn. Hiện nay một số công ty của Hàn Quốc, Nhật Bản đã đến tận nơi tham quan, nhiều khả năng sẽ có những hợp đồng xuất khẩu có giá trị.
Gia đình anh cho biết, giá thanh long ruột đỏ ở địa phương dao động trong khoảng 30.000 - 35.000 đồng/kg, có lúc đột xuất lên 40.000 đồng/kg. Mỗi năm, Nguyễn Văn Hoàng thu từ 30 - 40 tấn quả.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã