Học tập đạo đức HCM

Trịnh Tường khoe “áo” mới

Thứ bảy - 02/03/2013 09:14
Trên chiếc xe U-oát, chúng tôi đã có thể bon bon vào tận những thôn, bản xa nhất, như: Bản San, Phìn Ngan, Tả Cù Thàng (xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai)… Vừa đi, Trung tá Trần Duy Tuyến, Chính trị viên Đồn Biên phòng Trịnh Tường vừa trò chuyện:

Trước kia có những bản, Bộ đội Biên phòng phải đi bộ nửa ngày đường mới tới nơi, nhưng nay thì nhờ những con đường mới mở, bản xa nhất cũng chỉ mất 1 giờ đi ô tô hoặc xe máy là tới nơi.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai giúp nhân dân cấy lúa vụ xuân.

Rồi anh Tuyến cho biết: Trịnh Tường là xã thuần nông, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trước kia, đời sống người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, trận mưa lũ lịch sử năm 2008 đã khiến hàng trăm hộ dân bị trôi mất nhà cửa, ruộng nương… khiến tỷ lệ hộ đói, nghèo của xã ở mức hơn 50%. Trước thực tế đó, Đảng ủy, chỉ huy đồn đã tham mưu cùng với Đảng ủy, chính quyền xã Trịnh Tường quyết tâm đẩy lùi cái đói, cái nghèo, xây dựng Trịnh Tường trở thành điểm sáng về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa trên vùng biên giới. Bắt đầu từ năm 2008, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Trịnh Tường được tăng cường thời gian đến từng bản, từng hộ dân hướng dẫn, vận động nhân dân canh tác nông nghiệp. Cùng với nhân dân làm đường giao thông, xây dựng trường học, trạm xá…

Nhìn quê hương đang đổi mới từng ngày, đồng chí Ngô Văn Hiếu, Chủ tịch UBND xã Trịnh Tường không giấu được niềm vui:

- Nhờ sự cố gắng nỗ lực trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của nhân dân địa phương, đặc biệt là sự góp sức của Bộ đội Biên phòng nên đời sống người dân đang ngày càng được cải thiện nhanh chóng. Hiện xã đã hình thành vùng lương thực đạt năng suất, sản lượng cao; tập trung phát triển cây thảo quả, cao su. Trong sản xuất nông nghiệp, xã tập trung chuyển đổi cơ cấu giống, tạo ra thương hiệu sản phẩm như: Gạo Séng Cù, nếp Ná Đoong, Vĩ Lầu, Tùng Chỉn… Bên cạnh đó, xã còn có giống lợn đen, gà "thuốc" nổi tiếng ở thôn Tả Cù Thàng, Bản San… luôn được thị trường ưa chuộng. Ngoài ra, người dân địa phương tích cực đầu tư vốn thâm canh cây thảo quả với hơn 337ha, thuốc lá 28ha, trồng cao su hơn 100ha... Đảng ủy, chính quyền và nhân dân Trịnh Tường đang phấn đấu đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm hơn 15%, thu nhập của người dân nông thôn cao gấp 1,5 đến 2 lần so với hiện nay, giảm tỷ lệ nghèo dưới 10% theo tiêu chí mới.

Có mặt tại các thôn: Trung Tiến, Tân Tiến, Bản Mặc, nhìn những cánh đồng ngô xanh mướt, đồng chí Trần Thế Vinh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Trịnh Tường kể:

- Trước kia, khu vực 3 thôn nà
y trải rộng trên diện tích khoảng 20km 2 là vùng định cư và tạm cư của nhiều đồng bào thuộc các dân tộc khác nhau. Từ nhiều năm nay chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tự sản-tự tiêu. Mùa màng gần như phụ thuộc vào thiên nhiên, nuôi trồng nay được, mai mất, cái đói, cái nghèo vẫn đeo bám trong vùng suốt nhiều năm qua. Mặc dù được Đảng, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ, song việc ổn định sản xuất lâu dài còn nhiều trắc trở do thiếu nguồn nước sinh hoạt và sản xuất. Tình trạng di dân tự do diễn ra thường xuyên gây mất ổn định trong vùng. Trước thực trạng đó, Đảng ủy, chỉ huy Đồn Biên phòng đã xin ý kiến Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai triển khai xây dựng hệ thống thủy lợi để đưa nước phục vụ canh tác và sinh hoạt cho người dân. Chỉ trong 5 tháng thi công công trình thủy lợi Trịnh Tường được hoàn thành với tuyến kênh bê tông dài hơn 7km. Từ khi dự án đi vào vận hành đến nay đã phục vụ tưới tiêu hoàn toàn chủ động và tiện lợi cho toàn bộ diện tích lúa trong vùng. Trước kia, đồng bào chỉ cấy 1 vụ, thì nay nhờ chủ động nguồn nước đã lên thành 2 vụ và một vụ màu. Ngoài ra, hệ thống thủy lợi còn bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt và hệ thống ao hồ cho các hộ dân trong vùng dự án, chấm dứt hiện tượng gây mất đoàn kết và tình trạng di dân trong vùng.

Cũng chính nhờ những đổi thay này mà trong những ngày đầu xuân, xã Trịnh Tường như được khoác trên mình chiếc “áo” mới. Trên các cánh đồng không còn cảnh bỏ hoang vì thiếu nước như trước kia mà xanh mướt bởi những ruộng ngô đang trổ cờ. Dưới các gốc đào vẫn trạc hoa đỏ thắm đẹp rực rỡ là con đường mới lượn quanh những nhà vừa xây xong còn thơm mùi gỗ… Nhìn cảnh bản làng, quê hương đang đổi mới từng ngày, hồ hởi nói ví von: “Chiếc áo mới mà quê tôi đang khoác trên mình phần lớn là do công sức của Bộ đội Biên phòng may nên đấy”!

Bài và ảnh: TRỊNH PHÚ SƠN
Theo qdnd.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập123
  • Hôm nay30,037
  • Tháng hiện tại975,101
  • Tổng lượt truy cập91,038,494
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây