Bản Yên Thịnh vốn là "vùng kinh tế mới" của hàng chục hộ gia đình đến từ tỉnh Hưng Yên từ thập kỷ 60 vừa qua. "Đất rộng-người thưa, chúng tôi ở trên đỉnh trời này vừa xa đường, xa dân lại khó khăn về đất sản xuất" - cụ Nguyễn Thị Quảng, 86 tuổi, một trong những người đầu tiên đến Yên Thịnh lập bản, tâm sự .
Đàn gia súc của nhiều hộ dân ngày càng phát triển nhờ nguồn vốn của Quỹ HTND. |
Luôn có Hội ND đồng hành
Địa điểm lập bản là một bãi bằng trên đỉnh núi, ngăn cách với quốc lộ và khu dân cư bởi dãy núi cao dựng đứng, nên khu dân cư Yên Thịnh trở thành một trong những điểm dân cư nhiều khó khăn của xã Tân Lang. "Ở đây, nhà nào cũng làm nông nghiệp. Trước đây tập trung vào trồng chè nhưng mấy chục năm qua, cây chè "xuống dốc" nên dân quay về trồng ngô lúa. Sản xuất hàng hoá khó khăn, giao thông chưa thuận tiện nên nhà ai cũng chỉ đủ ăn, lấy gì mà làm giàu"- cụ Quảng lý giải cái nghèo của dân bản.
Chị Trịnh Thị Côi - người dân bản Yên Thịnh tâm sự: Là người Kinh đi khai hoang nên ở đây ai cũng tần tảo làm ăn. Nhưng trên cái vùng đất chon von này, mọi thứ đều dùng đến sức người, sức ngựa; thậm chí người ốm đau cũng phải dùng cáng khiêng xuống trạm xá bởi không có đường giao thông thì thúc đẩy sản xuất phát triển làm sao được. Bây giờ được huyện đầu tư cho điện, cho đường bê tông, muốn bứt phá vươn lên nhưng lại thiếu vốn… May mà có Hội ND vừa hướng dẫn chúng tôi kiến thức, vừa giúp vốn cho chúng tôi làm ăn.
Sẽ có đàn trâu, bò 15 con
Ông Cầm Văn Thiết- Chủ tịch Hội ND huyện Phù Yên, cho biết: Từ nguồn vốn 750 triệu đồng của Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) T.Ư Hội ủy thác, chúng tôi đã thực hiện dự án chăn nuôi đại gia súc ở 2 bản Yên Thịnh 1 và Yên Thịnh 2 của xã Tân Lang. Đây là địa bàn có thế mạnh và người dân có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi. Với mức vay 30 triệu đồng/hộ; qua kiểm tra thường kỳ, nguồn vốn vay Quỹ HTND được sử dụng đúng mục đích; nhiều hộ đã mua 2-3 con bê, nghé hoặc 1-2 con trâu, bò giống tốt để nhân đàn.
Chị Lê Thị Hương
Dẫn chúng tôi đi thăm đàn gia súc của gia đình đang được chăn thả ngoài bãi chăn nuôi của bản, chị Hương kể: May mà Quỹ HTND cho vay vốn dịp đầu năm, giá bê, nghé đang rẻ nên với số tiền 30 triệu đồng, tôi mua được 2 con bê, 1 con nghé. Hiện đàn gia súc của nhà tôi đã có tới 7 con. Nếu cứ đà phát triển như thế này, chỉ 3 năm nữa tôi sẽ có 12-15 con trâu, bò. Vậy là có một khoản tiền kha khá để làm ăn hoặc đầu tư vào việc lớn.
Cụ Nguyễn Thị Quảng, tâm sự: Tôi gần 70 năm làm nông nghiệp ở bản vùng cao này, nhiều lúc muốn có ít vốn để làm ăn mà chẳng biết vay đâu. Ngày trước, bản chưa có đường ô tô thì con ngựa ở đây có giá lắm, bây giờ có cái đường tốt rồi, phải biết lợi dụng đồng cỏ và nguồn phụ phẩm nông nghiệp để chăn nuôi. Nếu Hội ND cấp thêm cho dân vay vài tỷ đồng nữa, chúng tôi cũng sẵn sàng đón nhận. Có vốn, chúng tôi sẽ làm giàu được trên đất khó này...
Kiều Thiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã