Học tập đạo đức HCM

Vốn ngoại đổ bộ nông nghiệp: DN nội vẫn chậm chân

Thứ năm - 19/03/2015 23:58
Trong khi nhiều DN ngoại đang âm thầm “đổ vốn” cho nông nghiệp thì các DN trong nước vẫn đứng ngoài cuộc.

Ít nhưng chất lượng

So với các ngành khác thì vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp vẫn còn khiêm tốn, tuy nhiên thời gian gần đây, tần suất đầu tư của FDI vào nông nghiệp đang tăng lên, trong đó Hàn Quốc và Nhật Bản là hai nước chiếm số lượng lớn.

Chỉ với riêng Nhật Bản, quốc gia này đã có nhiều dự án nông nghiệp tầm cỡ tại Việt Nam. Những dự án phải kể tới là Công ty Kitoku liên kết với Công ty CP Xuất nhập khẩu An Giang thành lập Công ty liên doanh Angimex – Kitoku. Liên doanh này đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cải tạo các vùng đồng trũng tại An Giang để trồng độc quyền loại lúa hạt dài Nhật Bản. Tính đến nay, nhờ phát triển diện tích lúa này, công ty Angimex – Kitoku đã sở hữu cánh đồng rộng 3.000 ha, chuyên canh các giống lúa Nhật Bản như Hana, Kinu, Akita. Người dân ở An Giang rất muốn được hợp tác với DN này vì giá mua lúa luôn ổn định ở mức gần 7.000 đồng/kg, cao hơn so với lúa thường 20%.

Một dự án khác phải kể tới là Công ty Công nghệ thông tin Fujitsu của Nhật Bản khi ký kết với Tập đoàn FPT để triển khai dịch vụ đám mây Akisai của Fujitsu. Dịch vụ này nhằm hỗ trợ quản lý nông nghiệp của Việt Nam trong năm 2015 - 2016. Theo đó, Fujitsu sẽ xây dựng một nhà kính và áp dụng thí điểm dịch vụ Akisai trên một loại cây trồng. Nhà kính này cũng sẽ là nơi trình diễn các giải pháp công nghệ cao, giúp Việt Nam phát triển ngành nông nghiệp thông minh.

Mới đây, trong tháng 2/2015, Phó Chủ tịch Tập đoàn ISE Food đã có buổi gặp gỡ với đại diện UBND TP.HCM và bày tỏ mong muốn tìm kiếm đối tác Việt Nam để chuyển giao, hợp tác kỹ thuật trong chăn nuôi và giới thiệu công nghệ sản xuất, chế biến trứng ở Việt Nam.

Ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc cũng bắt đầu chú ý tới nông nghiệp Việt Nam với dự án đầu tư của Tập đoàn KRC vào xây dựng cánh đồng sản xuất giống lúa nguyên liệu với diện tích khoảng 10.000 ha tại Đồng Tháp trong tháng 8/2014. Cách làm của tập đoàn này là sẽ “kéo” khoảng 400- 500 tỷ đồng từ nguồn vốn vay ODA để đầu tư thiết kế lại các vùng sản xuất, san phẳng mặt ruộng của từng vùng theo công nghệ định vị bằng tia laser. Đáng chú ý hơn là tập đoàn này tranh thủ được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương để hợp tác triển khai tích tụ ruộng đất.

Theo đó, tỉnh Đồng Tháp đã đồng ý sẽ cho các hộ dân và hợp tác xã trong dự án của KRC vay vốn với lãi suất bằng 50% lãi suất thông thường để thuê lại đất nông nghiệp từ các hộ khác và phá bỏ bờ thửa, san phẳng đồng ruộng.

Doanh nghiệp nội chậm chân

Dù ngành nông nghiệp đã từng bước thay đổi chính sách để khuyến khích đầu tư nhưng sự quan tâm của DN nội không nhiều. Đơn cử như với ngành cà phê, trong số hàng trăm DN xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện nay thì số DN đầu tư cho vùng nguyên liệu, chế biến sâu chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc các DN cà phê nội “yếu thế” hơn so với những DN FDI như Công ty Olam Việt Nam, Công ty Louis Dreyfus Commodities, Công ty Dakman…

Lý giải điều này, ông Nguyễn Hoài Nam - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư & TM Thành Phát cho biết, các DN cà phê trong nước không dễ dàng để chuyển sang sản xuất cà phê bột, cà phê hòa tan bởi đầu tư vào lĩnh vực này luôn cần nguồn vốn rất lớn. Thông thường nếu đầu tư nhà máy cà phê hòa tan công suất 4 triệu tấn thì sẽ tốn khoảng 40 triệu USD và DN chỉ có thể thu lại được lợi nhuận khi đã xây dựng thành công thương hiệu.

Hay với ngành lúa gạo, dù có tới hơn 150 DN xuất khẩu gạo nhưng cũng chỉ có những DN đầu đàn như Vinafood, Công ty Bảo vệ thực vật An Giang là chịu bỏ vốn đầu tư cho vùng nguyên liệu, công nghệ chế biến. Hầu hết DN còn lại chỉ đơn thuần làm thương mại chứ chú trọng hoặc coi việc đầu tư cho nguyên liệu là mục đích sống còn.

Theo ông Cao Minh Lãm - Chủ tịch HĐQT CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex), hiện nay đầu vào đầu ra của gạo xuất khẩu không ổn định, DN làm ra sợ không bán được nên không dám mạnh dạn đầu tư cho vùng nguyên liệu.

Như vậy có thể thấy, sự chậm chân của các DN nội địa đang dần đánh mất lợi thế sân nhà trong việc đầu tư vào sản xuất, chế biến nguyên liệu trong nước. Điều này cũng gióng lên hồi chuông cảnh báo đã đến lúc các DN phải thay đổi tư duy, cách làm nếu không muốn mất lợi thế sân nhà khi hội nhập.

Mai Ca
theo baocongthuong


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập451
  • Hôm nay62,427
  • Tháng hiện tại767,540
  • Tổng lượt truy cập90,830,933
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây