Học tập đạo đức HCM

XDNTM ở TP.Vinh tiến gần đích

Thứ hai - 17/06/2013 20:24
Chín xã của TP. Vinh (Nghệ An) đang triển khai XDNTM, không chỉ phấn đấu thay đổi diện mạo làng quê, đem đến cho người dân cuộc sống hiện đại, văn minh hơn, các địa phương này còn hướng đến việc đô thị hóa và dành nhiều ưu tiên cho mục tiêu này. Quán triệt từ “quan” đến dân

Ngay từ khi bắt tay XDNTM, cả 9 xã đã xác định phải đặt công tác chỉ đạo, quán triệt nội dung thực hiện lên hàng đầu; tiếp đến là khâu tuyên truyền, vận động toàn dân vào cuộc, tạo sự đồng thuận, thông suốt từ trên xuống dưới. Vì vậy, sau khi có chỉ thị của cấp trên, thành phố đã thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo gồm 24 thành viên, do đồng chí Chủ tịch UBND thành phố làm Trưởng ban. Thành lập tổ giúp việc ban hành quy chế hoạt động; phân công công việc cụ thể đến các thành viên. Đồng thời, triển khai kế hoạch thực hiện XDNTM giai đoạn 2010-2020, chọn 3 xã Nghi Liên, Hưng Hoà và Hưng Chính làm điểm. Ban hành 40 loại văn bản liên quan đến công tác chỉ đạo; Đảng uỷ 9 xã cũng ban hành Nghị quyết chuyên đề về XDNTM giai đoạn 2010-2015. UBND các xã cũng thành lập Ban chỉ đạo, từng bước đi vào nề nếp và hoạt động tích cực. Đặc biệt là Thành uỷ TP.Vinh đã ban hành chủ trương vận động đối với mỗi cán bộ, đảng viên ủng hộ XDNTM. Chỉ tiêu thi đua được giao cụ thể cho từng xã; các đoàn thể và ngành chuyên môn... 

Tuy diễn ra vào thời điểm suy thoái kinh tế nhưng nhờ làm tốt công tác tuyên truyền mà phong trào vẫn được người dân ủng hộ, tin tưởng bằng cách hiến đất, góp ngày công để xây dựng các công trình trọng điểm. Sau 2 năm triển khai, Ban chỉ đạo đã thực hiện được 98 phóng sự, 312 tin, 96 bài trên các phương tiện thông tin đại chúng. Công tác tập huấn và điều tra thực trạng nông thôn đã tiến hành được 4 buổi /240 người tham gia; công tác quy hoạnh 3 buổi/210 người tham gia; hướng dẫn xây dựng đề án, kế hoạch XDNTM 5 năm và hàng năm 2 buổi/140 người tham gia; hướng dẫn cách họp dân, xóm và làm hồ sơ xây dựng công trình NTM 3 buổi/180 người tham gia. Đồng thời ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn và cơ chế hỗ trợ khuyến khích huy động vốn đầu tư (kể cả chính sách hỗ trợ xi măng). Để có kinh nghiệm, một số xã đã đi tham quan, học tập các tỉnh bạn và các đơn vị trong tỉnh. 

NTM giữa đô thị 

Hiện, công tác lập quy hoạch XDNTM trên địa bàn 9 xã đã đảm bảo tính kế thừa và phát triển, với 2 nội dung chính là quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; dịch vụ và sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội, môi trường; phát triển các khu dân cư mới; chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn (công tác này hoàn thành năm 2011).

Đồng thời, kết hợp với Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ xây dựng: “Đề án phát triển nông nghiệp ngoại thành đến năm 2020”. Đây chính là cơ sở để thành phố quy hoạch, định hướng vùng sản xuất thâm canh tập trung, đảm bảo sản xuất ổn định, hiệu quả và bền vững. Theo đó, đã quy hoạch được 370ha vùng sản xuất rau an toàn ở các xã Hưng Đông, Nghi Kim, Nghi Ân, Nghi Liên, Đông Vĩnh; xây dựng được 2 mô hình điểm: gắn sản xuất và tiêu thụ rau an toàn theo hướng GAP, mô hình rau an toàn trái vụ (hè thu)...

Vùng trồng hoa, cây cảnh cũng được mở rộng lên 260ha với 3 làng nghề hoa, cây cảnh được tỉnh công nhận. Năm 2012, thành phố đã hợp đồng với Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ xây dựng mô hình sản xuất hoa cúc giống sạch bệnh, quy mô 30.000 cây, với 7 bộ giống gốc; dự tính nhân giống 300.000 cây thương phẩm. Vùng lúa chất lượng cao 400ha; từ việc xây dựng mô hình điểm tại xã Hưng Chính 30ha (năm 2011) đến nay, toàn thành phố đã mở rộng được 655,8ha, năng suất 60,4tạ/ha, chất lượng khá tốt. Điểm nổi bật là, đã có sự phối hợp giữa nông dân và doanh nghiệp trong các khâu: làm đất, cung ứng giống, bảo vệ thực vật và thu mua sản phẩm. 

Ngoài ra, TP. Vinh còn có các vùng sản xuất tập trung đạt hiệu quả cao như: nuôi trồng thủy sản 245ha; vùng trồng cây công nghiệp ngắn ngày 500ha, với 2 loại cây chủ lực là lạc, vừng. Vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng tập trung, sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh môi trường, quy mô gia cầm 300.000 con; đàn lợn 20.000 con. Nổi bật là chương trình nuôi gà an toàn sinh học giảm nghèo tại 9/9 đơn vị, gồm 599 hộ tham gia/54.605 con gà, 397 hộ đã thoát nghèo bền vững, tạo niềm tin cho người chăn nuôi.

Một ghi nhận nữa của thành phố là đã quy hoạch được 5 cụm công nghiệp và làng nghề. Theo đó, từ nay đến năm 2015, sẽ hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư cụm công nghiệp Hưng Đông và cụm công nghiệp Nghi Kim. Hiện, cụm công nghiệp Hưng Đông đã giao cho Công ty cổ phần Đường sắt làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng, từng bước giải quyết nhu cầu cho thuê đất. Công tác dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng gắn với quy hoạch NTM cũng đạt được thành quả khả quan, bình quân mỗi hộ chỉ còn 1-2 thửa đất. 

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Sinh, Chủ tịch UBND TP.Vinh, Trưởng ban chỉ đạo XDNTM thành phố cho biết: “Thành phố hiện có 16 phường và 9 xã ven đô. Vì vậy, chúng tôi rất chú trọng việc đưa nông thôn tiến kịp thành thị, nâng cao đời sống người dân. Chương trình XDNTM phát động rất đúng lúc, như một cái đích để chúng tôi phấn đấu, đưa TP.Vinh xứng tầm với vị thế đô thị loại I khu vực Bắc Trung Bộ. Mặc dù rơi vào suy thoái kinh tế sâu nhưng sự đóng góp của nhân dân thành phố trong phong trào XDNTM thời gian qua rất đáng ghi nhận”. 

5 xã đạt NTM vào năm 2013

Tính đến thời điểm này, TP.Vinh đã xây dựng được 84/148 công trình hạ tầng thiết yếu trong chương trình XDNTM như: đường giao thông liên xã - xóm; kênh mương tưới, tiêu; cơ sở vật chất văn hóa; trường học đạt chuẩn quốc gia… với tổng kinh phí 272.507,7 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương, tỉnh 18.033 triệu đồng; ngân sách thành phố 134.069,1 triệu đồng; ngân sách xã 86.576,8 triệu đồng; huy động nhân dân và doanh nghiệp 34.904,7 triệu đồng 

Như vậy, sau 2 năm triển khai, 100% số xã trên địa bàn thành phố đã có đường giao thông đến trung tâm đạt chuẩn; hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và dân sinh; 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, nước sạch hợp vệ sinh, trạm y tế đạt chuẩn; 8/9 xã có trụ sở làm việc đạt chuẩn; 9/9 xã có cán bộ đạt chuẩn; 80% xóm có nhà văn hóa đạt chuẩn; 100% nhà ở dân cư đạt chuẩn. Thu nhập bình quân năm 2013 đạt 13 triệu đồng/người, có 7/9 xã đạt tiêu chí này (chiếm 77,8%). Về cơ cấu lao động, có 8/9 xã đạt chuẩn (88,9%) với trên 90% số người trong độ tuổi lao động có việc làm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có 7/9 xã đạt (77,8%); 9/9 xã đạt chuẩn tiêu chí hộ nghèo, hiện số hộ nghèo trên địa bàn chỉ còn 878 hộ (1,26%); hộ cận nghèo 1.107 hộ (1,59%) 

Tuy chưa có xã nào đạt 19/19 tiêu chí NTM nhưng mức độ hoàn thành ở các địa phương khá đồng đều như Nghi Liên, Hưng Lộc, Hưng Đông, Nghi Phú đạt 13/19 tiêu chí; 6 xã còn lại đạt 10-12/19 tiêu chí. Dự kiến đến cuối năm 2013 có 1 xã hoàn thành XDNTM; 3 xã đạt 16 tiêu chí; 2 xã đạt 15 tiêu chí; 1 xã đạt 14 tiêu chí; 2 xã đạt 13 tiêu chí; năm 2015 có 5 xã hoàn thành XDNTM.

Để sớm hoàn thành chỉ tiêu đề ra, thành phố kiến nghị, đề xuất với cấp tỉnh cần có cơ chế, định mức và hình thức khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích, động viên các tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ ngày công, đóng góp kinh phí, vật tư, hiến đất... xây dựng các công trình phúc lợi, hạ tầng. Giải quyết dứt điểm các quy hoạch “treo”, các dự án chậm tiến độ trên địa bàn để thành phố đẩy nhanh tiến độ XDNTM và khai thác quỹ đất đảm bảo kế hoạch và quy hoạch. Sớm có chính sách hỗ trợ đầu tư thiết chế văn hóa thể thao; có cơ chế bổ sung thêm các xã và gia hạn thời gian thực hiện xây dựng đường giao thông có bề mặt bê -tông xi măng. Đồng thời bổ sung chính sách hỗ trợ xi măng cho các công trình xây dựng cơ bản ở các xã. Chỉ đạo ngân hàng và các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân vay vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn một cách dễ dàng.

Đối với Thành ủy Vinh, phát động mạnh mẽ hơn nữa phong trào toàn dân tham gia XDNTM, hội viên của các hội tích cực đóng góp ngày công, tiền của, vật tư, hiến đất để đầu tư xây dựng hạ tầng. Có sự ưu tiên đầu tư đối với 5 xã quyết tâm hoàn thành 19 tiêu chí NTM vào năm 2015. Cho phép thành lập tổ bán chuyên trách tham mưu thực hiện chương trình XDNTM theo chỉ đạo của tỉnh. Tăng cường công tác dồn điền đổi thửa để sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung, giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư vào thuê đất sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Dương Thu Hiên (kinhtenongthon.com.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập474
  • Hôm nay89,886
  • Tháng hiện tại794,999
  • Tổng lượt truy cập90,858,392
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây