Giao thông nội đồng ở Đông Các.
Khi bắt đầu triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Đông Các được đánh giá là 1 trong 8 xã khó khăn nhất của huyện Đông Hưng. Xã hiện có 6 thôn, dân số khoảng 9.000 người với tổng diện tích tự nhiên 370ha.
Sau hai năm tập trung đầu tư mạnh cho xây dựng nông thôn mới, Đông Các chính thức về đích trong năm 2015 với tổng kinh phí xây dựng nông thôn mới lên tới trên 70 tỷ đồng. Đáng mừng nhất chính là cơ sở hạ tầng nông thôn được đầu tư hoàn thiện, toàn xã đã hoàn thành được 21,181km đường giao thông các loại; cơ sở vật chất điện, đường, trường, trạm được đầu tư khang trang; tất cả các trường trên địa bàn đều đạt chuẩn; tiêu chí số 15 (tiêu chí về y tế) cũng đã đạt yêu cầu, với trên 70% số người tham gia bảo hiểm y tế, trạm y tế được xây dựng khang trang, đủ quy định; công tác an ninh trật tự luôn được Đảng bộ và chính quyền quan tâm, phong trào “Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc”, mô hình quần chúng tự quản về an ninh trật tự được duy trì thường xuyên... Hết năm 2015, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người đạt 32 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,74%.
Nhớ lại những ngày đầu triển khai xây dựng nông thôn mới, ông Phạm Văn Quảng, Chủ tịch UBND xã, tâm sự: Khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới, Đông Các xuất phát điểm khá thấp, toàn bộ hệ thống đường giao thông đều xây dựng từ những năm 90 của thế kỷ trước, đã xuống cấp trầm trọng, không đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Bên cạnh đó, ngân sách đầu tư của Nhà nước có hạn; một số cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhận thức đúng, nhận thức đủ về chủ trương xây dựng nông thôn mới mà Đảng và Nhà nước đề ra. Trước thực tế đó, bên cạnh việc ban hành các nghị quyết, quyết định thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã, chúng tôi còn ra nghị quyết xác định rõ tiêu chí giao thông là quan trọng, là nhiệm vụ ưu tiên phải làm trước, làm tới nơi, làm phải thành công. Sau khi nghiên cứu, bàn bạc kỹ lưỡng, chúng tôi chú trọng tới công tác xã hội hóa; một trong những nhiệm vụ đó chính là huy động sự đóng góp của bà con xa quê.
Ông Quảng chia sẻ thêm, sau khi xác định nhiệm vụ vận động bà con xa quê đóng góp xây dựng quê hương là nhiệm vụ tiên phong, những ngày nghỉ, chúng tôi lên Hà Nội và vào TP. Hồ Chí Minh để tuyên truyền kêu gọi bà con chung tay xây dựng nông thôn mới; rất mừng là chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của bà con. Ngay sau đó, Ban xây dựng quê hương của các hội đồng hương Đông Các đã được thành lập, kinhh phí mọi người ủng hộ đã được Ban chịu trách nhiệm, nhanh chóng xây dựng thành công 02 con đường bê tông hoành tráng, từ đó thúc đẩy được phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới của nhân dân địa phương ngày một nhiệt tình, trách nhiệm hơn. Đến thời điểm cán đích, Đông Các đã huy động nhân dân đóng góp được hơn 33 tỷ đồng.
Về Đông Các hôm nay, chúng ta không chỉ nhìn thấy sự no ấm của một vùng quê nông thôn mới mà còn cảm nhận được tinh thần đoàn kết của người dân, rất đầm ấm, đầy nghĩa tình. Tin tưởng rằng, sức mạnh ấy sẽ xây dựng cho quê hương Đông Các ngày một tươi sáng hơn, minh chứng là việc nơi đây đang hoàn thiện khu vui chơi cho nhân dân trên khuôn viên khoảng 7.000m2, một nơi lý tưởng để con em địa phương nô đùa, là nơi thoáng đãng để người lớn nghỉ ngơi,... Công trình ấy cũng được xây dựng bởi nguồn kinh phi do người dân và những người con Đông Các xa quê đóng góp.
Theo: kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã