Học tập đạo đức HCM

Xã miền núi kiểu mẫu của xứ vải Lục Ngạn có hàng chục tỷ phú

Thứ sáu - 07/07/2017 22:02
Để xây dựng nông thôn mới (NTM), chính quyền và nhân dân xã Hồng Giang (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) xác định cần khai thác tốt các lợi thế từ vùng chuyên canh cây ăn quả chất lượng cao, kết hợp đồng bộ với các giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng.

Người dân góp hơn 10.000m2 đất

Xã Hồng Giang có 17 thôn với hơn 9.800 khẩu, trong đó có 27% là đồng bào dân tộc thiểu số. Xác định Chương trình xây dựng NTM có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống nhân dân, Đảng ủy, UBND xã đã xây dựng Đề án “Xây dựng xã Hồng Giang đạt chuẩn NTM mang bản sắc đặc trưng của vùng trồng cây ăn quả và du lịch sinh thái vườn đồi huyện Lục Ngạn giai đoạn 2015-2016”.

 xa mien nui kieu mau cua xu vai luc ngan co hang chuc ty phu hinh anh 1

Anh Giáp Văn Lịch ở xã Hồng Giang (huyện Lục Ngạn) làm giàu từ trang trại trồng cam Đường canh. Ảnh: Thanh Xuân

Hồng Giang đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, trong đó: 100% diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi sang trồng cây ăn quả có giá trị cao, thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích đạt 345 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 31 triệu đồng/năm, cao hơn thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 2,8%. 

Trên cơ sở đề án, Đảng ủy, UBND xã đã nhanh chóng thành lập Ban quản lý xây dựng NTM, xây dựng kế hoạch, triển khai tới các ban ngành đoàn thể và Ban phát triển thôn bản, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Theo đó, nhân dân trên địa bàn đã đóng góp hơn 3 tỷ đồng, tự nguyện hiến 10.063m2 đất và hàng nghìn ngày công cho Chương trình xây dựng NTM.

Với lợi thế về tiềm năng đất đai, giao thông thuận tiện, có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp để trồng nhiều loại cây ăn quả, xã Hồng Giang đã chọn hướng xây dựng NTM gắn với vùng chuyên canh cây ăn quả chất lượng cao, kết hợp phát triển du lịch sinh thái vườn đồi.

Theo đó, xã Hồng Giang đã quy hoạch 6 mã vùng trồng vải thiều xuất khẩu, với diện tích 521ha vải thiều, giá trị thu nhập bình quân đạt 100 tỷ đồng/năm; vùng trồng cây có múi khoảng 363ha, cho giá trị thu nhập 178 tỷ đồng/năm. 

Sau 2 năm triển khai đề án trên, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí, trong đó có nhiều kết quả nổi bật như: 100% diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi sang trồng cây ăn quả có giá trị cao, từ đó giá trị thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích đạt 345 triệu đồng/ha/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 31 triệu đồng/năm, cao hơn thu nhập bình quân đầu người toàn tỉnh và cao hơn mức thu nhập bình quân của các xã đạt chuẩn NTM năm 2016. Tỷ lệ hộ nghèo của xã chỉ còn 2,8%.

Thu nhập tiền tỷ

Ông Bùi Huy Tình - Chủ tịch UBND xã Hồng Giang cho biết, địa phương đã trở thành trung tâm sản xuất cây ăn quả của huyện Lục Ngạn. Trên địa bàn hiện có hàng chục hộ gia đình mỗi năm thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng, thậm chí thu tiền tỷ mỗi năm.

 xa mien nui kieu mau cua xu vai luc ngan co hang chuc ty phu hinh anh 2

Lãnh đạo huyện Lục Ngạn trao quyết định tặng thưởng cho tập thể lãnh đạo và nhân dân xã Hồng Giang tại lễ công bỗ xã đạt chuẩn NTM diễn ra mới đây. Ảnh: Trâm Anh

Nhờ phát huy lợi thế địa phương nên Chương trình xây dựng NTM ở Hồng Giang cũng mang đặc trưng riêng. Theo đó, xã đang tập trung khai thác và tận dụng triệt để lợi thế về trồng cây ăn quả, hình thành cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất với mô hình “Toàn xã chuyên canh trồng cây ăn quả", gồm 3 loại cây chính: Vải thiều, cam đường Canh, bưởi Diễn. Hầu hết các hộ gia đình ở đây đều xây dựng mô hình nhà vườn trong sản xuất cây ăn quả, tạo nên “Bản sắc kiến trúc nhà vườn riêng biệt của vùng trồng cây ăn quả”. Đây là lợi thế không nhỏ của Hồng Giang để phát triển du lịch sinh thái vườn đồi.

Bên cạnh đó, Hồng Giang còn là xã giàu truyền thống văn hóa và sở hữu nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị như đền Hả - di tích lịch sử cấp quốc gia thu hút hàng vạn lượt khách đến thăm quan; khu Đền thờ họ Thân với khuôn viên đẹp... Hồng Giang cũng là địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống như Sán Dìu, Tày, Nùng, Cao Lan... tạo nên sự giao thoa văn hóa đặc trưng của vùng trung du miền núi ít nơi nào có được. 

Theo: Phú Châu - Mạnh Hùng/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập298
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm295
  • Hôm nay37,451
  • Tháng hiện tại943,553
  • Tổng lượt truy cập91,006,946
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây