Theo Quyết định này, việc xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn áp dụng đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT; được cấp cho cơ sở kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản bán cho cá nhân, tổ chức tiêu dùng trực tiếp và thực hiện theo yêu cầu tự nguyện của chủ cơ sở kinh doanh.
Để được xác nhận an toàn, đối với chuỗi cung ứng thực phẩm giữa cơ sở sản xuất với cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm phải đảm bảo các tiêu chí: Sản phẩm bán tại cơ sở kinh doanh có đầy đủ thông tin về nguồn gốc xuất xứ theo quy định để đảm bảo truy xuất được nguồn gốc sản phẩm; Sản phẩm được sản xuất, giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh tại các cơ sở đã được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trường hợp cơ sở sản xuất ban đầu (trồng trọt/chăn nuôi/nuôi trồng/khai thác) đã được chứng nhận GAP hoặc tương đương; cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ cam kết sản xuất thực phẩm an toàn thì không yêu cầu phải được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Sản phẩm tại cơ sở kinh doanh bán cho cá nhân, tổ chức tiêu dùng trực tiếp được cơ quan chức năng lấy mẫu giám sát và có kết quả kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm được Bộ NN&PTNT chỉ định đáp ứng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về an toàn thực phẩm.
Để được xác nhận an toàn, sản phẩm phải đảm bảo truy xuất được nguồn gốc - Ảnh: Minh Sáng
Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh là chủ sở hữu và quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng từ sản xuất ban đầu đến sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm, phải đảm bảo: Có quy trình và cơ chế giám sát về an toàn thực phẩm toàn chuỗi sản phẩm và được cơ quan chức năng kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đạt yêu cầu ở tất cả các công đoạn sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung cấp thực phẩm (cơ sở sản xuất ban đầu của chuỗi không yêu cầu phải có chứng nhận VietGAP, các chứng chỉ tương đương hoặc đủ điều kiện an toàn thực phẩm); Sản phẩm tại cơ sở kinh doanh bán cho cá nhân, tổ chức tiêu dùng trực tiếp được cơ quan chức năng lấy mẫu giám sát và có kết quả kiểm nghiệm tại phòng kiểm nghiệm được Bộ NN&PTNT chỉ định đáp ứng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành về an toàn thực phẩm.
Sau khi được xác nhận, cơ sở sản xuất, kinh doanh vẫn phải chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chịu trách nhiệm. Trường hợp phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chuỗi không tuân thủ quy định hoặc mẫu kiểm nghiệm khẳng định không đạt yêu cầu theo quy định an toàn thực phẩm, cơ quan xác nhận thông báo hủy bỏ xác nhận đối với sản phẩm phát hiện vi phạm, công khai và áp dụng biện pháp xử lý theo quy định hiện hành. Cơ sở vi phạm có trách nhiệm điều tra xác định nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục và đăng ký để cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá hiệu quả khắc phục khi xem xét, xác nhận trở lại.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Kế hoạch triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” gắn với “Học tập số” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới