Học tập đạo đức HCM

Xây dựng chủ thể nông thôn mới

Thứ hai - 01/10/2018 03:38
(Dân Việt) Đến nay, tỉnh Sơn La đã có 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), hàng chục xã khác đạt từ 15-18 tiêu chí; trong 188 xã tham gia xây dựng NTM, không còn xã nào đạt dưới 5 tiêu chí… Có được kết quả ấy phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của Hội Nông dân (ND) tỉnh.

Nhiều đổi thay trên vùng đất khó

Có từ 8 - 10 xã được công nhận đạt chuẩn NTM là mục tiêu không hề dễ dàng nhưng đã được tỉnh Sơn La đề ra trong trong năm 2018. Theo ông Phạm Anh Hữu - Chi cục trưởng Chi cục  HTX và phát triển nông thôn Sơn La: “Để  mục tiêu đó thành hiện thực, chúng tôi đã lựa chọn trong số 14 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí xây dựng NTM vào cuối năm vừa qua để đưa vào kế hoạch. Lý do vì những cơ sở đó đã có sự đồng thuận rất cao của ND – chủ thể của NTM”.

 xay dung chu the nong thon moi hinh anh 1

 xay dung chu the nong thon moi hinh anh 2

Nông dân xã Nà Bó, huyện Mai Sơn, Sơn La trao đổi kinh nghiệm trồng nhãn ghép năng xuất cao gắn với bảo vệ môi trường, sinh thái. Ảnh: N.T

"Bây giờ thì môi trường ở Chiềng Ban đã cải thiện rất nhiều rồi. Ngay trong trang trại này của tôi, các anh không thể tìm được 1 vỏ hộp thuốc bảo vệ thực vật hay túi nylon vương vãi. Ngay cả việc bắt côn trùng hại cây, hại quả tôi cũng chỉ dùng những bẫy cơ học tự chế thôi”.

Anh Đỗ Văn Khởi

Cũng theo ông Hữu, để có sự đồng thuận cao của người dân với chương trình xây dựng NTM, tổ chức Hội ND các cấp đã phải vào cuộc quyết liệt. Từ cấp tỉnh Hội tới chi hội ND bản, tiểu khu đều nắm rõ những quy hoạch, kế hoạch xây dựng NTM trên địa bàn được phân công phụ trách và là một trong những lực lượng nòng cốt trong tuyên truyền, vận động, xây dựng, thực hiện kế hoạch về NTM.

Ông Lù Văn Thiện - Chủ tịch UBND xã Chiềng Xôm – một trong những xã cán đích NTM đầu tiên của tỉnh Sơn La năm 2015 cho biết: “Hội viên, ND trong xã chính là những người cung cấp thông tin để xây dựng kế hoạch phát triển xã, bản; đồng thời là người  phản biện với những kế hoạch đó một cách thiết thực nhất. Trong quá trình xây dựng NTM ở xã chúng tôi, nông dân đã đóng cả 2 vai trò: Đối tượng tham gia xây dựng NTM và là đối tượng hưởng lợi từ NTM. Vì thế, họ tích cực lắm”.

Cũng theo ông Thiện, hội viên, ND không chỉ hăng hái đối mới cách làm ăn, xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho chính gia đình mình mà bà con còn hăng hái tham gia hiến đất, hiến ngày công, hiến trí tuệ làm đường giao thông, kênh mương thủy lợi, nhà văn hóa...

Nỗ lực bảo vệ môi trường

Chiềng Ban là một trong những xã hoàn thành NTM đầu tiên của huyện Mai Sơn cũng là xã hiện có nhiều tỷ phú nông nghiệp nhất trong huyện. Do nổi tiếng là vùng đất khó, khan hiếm nước nên ở những năm 90, gia đình nào ở Chiềng Ban muốn có nước tưới chủ động để trồng cây, trồng rau đều phải đào tới 4-5 cái giếng, sâu tưới cả chục mét. Nhưng điều đó không hề làm họ nản lòng.

 Chính ý chí quyết tâm đó đã giúp Chiềng Ban đã xóa nghèo rất nhanh. Nhờ tham gia trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và rau xanh hàng hóa, đến nay, Chiềng Ban đã có hàng chục tỷ phú. Tuy nhiên, quá trình xóa nghèo nhanh cũng gây ra nhiều hệ lụy, trong đó, vấn đề vệ sinh môi trường trong xử lý rác thải nông nghiệp.

Anh Đỗ Văn Khởi - chủ trang trại cây ăn quả và cà phê bản Hoa Mai tâm sự: “Bắt tay vào xây dựng NTM, chúng tôi được các cấp, các ngành tập huấn, tuyên truyền rất nhiều về nội dung bảo vệ môi trường; đặc biệt là từ tổ chức Hội ND. Nghe cán bộ phân tích mới thấy rằng môi trường rất quan trong bởi mình làm ra nhiều của cải mà sống không khỏe mạnh thì coi như là lỗ. Bên cạnh đó, dù làm ra nhiều sản phẩm hàng hóa nhưng không đảm bảo vệ sinh thì cũng không bán được cho ai. Thế là chúng tôi tự bảo nhau thu gom rác thải mỗi ngày, tự đào hố xứ lý chất thải cà phê; tích cực học tập kinh nghiệm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học”.

Đến với xã Chiềng Cọ - xã NTM của TP.Sơn La, bà Tỏng Thị Bó - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Hội viên, ND Sơn La ngày nay không chỉ biết lo xóa đói nghèo, lạc hậu cho gia đình mình mà còn biết chăm lo đến sự giàu sang, phát triển văn hóa của bản, của xã một cách tự giác. “Nhiều tuyến đường được hình thành ngay thẳng, to lớn và kiên cố nhờ nông dân góp đất, góp sức, góp vật liệu làm nên. Khi hoàn thành, lại chính là những người nông dân đó phân công nhau bảo vệ, tôn tạo, giữ vệ sinh hàng ngày. Đó chính là những chủ thể của NTM hôm nay” – bà Bó nói.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập218
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm217
  • Hôm nay33,070
  • Tháng hiện tại939,172
  • Tổng lượt truy cập91,002,565
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây