Học tập đạo đức HCM

Xây dựng thương hiệu không phải chỉ “vẽ” ra logo đẹp

Thứ sáu - 13/01/2017 07:56
Mặc dù số lượng người tiêu dùng sử dụng internet cao nhưng chi phí đầu tư cho tiếp thị trực tuyến còn rất khiêm tốn.

Trong kỷ nguyên số, hoạt động thương mại điện tử diễn ra phổ biến và ngày càng chiếm vị trí quan trọng - các doanh nghiệp cần có tư duy mới khi việc xây dựng thương hiệu. Nhận định này được đưa ra tại Hội thảo “Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trong kỷ nguyên số” do Viện Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh phối hợp với Hiệp hội Internet Việt Nam, Hiệp hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức ngày 12/1 tại Hà Nội.

Trong hơn 1 thập kỷ qua, sự bùng nổ Internet tác động đáng kể đến hoạt động marketing cũng như xây dựng và định vị thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường. Mạng Internet tạo ra sự nhận biết thương hiệu mạnh hơn bao giờ hết và làm tăng số lượng người biết tới nhãn hiệu một cách nhanh chóng.

 
Hội thảo “Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trong kỷ nguyên số".  

Theo Viện Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, Việt Nam hiện đứng thứ 16 trong top 20 quốc gia có số người sử dụng internet với gần 50 triệu người, trong đó 60% là người trẻ. Tốc độ tăng trưởng bình quân 15%/năm. Internet trở thành nguồn thông tin quảng cáo phổ biến nhất để người dùng biết đến sản phẩm. 73% người tiêu dùng Việt Nam tìm hiểu thông tin trên internet trước khi mua hàng. Đa phần người tiêu dùng Việt Nam hiện nay chọn sản phẩm, dịch vụ theo thương hiệu.

Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh này, doanh nghiệp cần có sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh, điều chỉnh về nhận dạng thương hiệu để tránh bị “lạc hậu” và thụt lùi so với đối thủ của mình.

Theo PGS. TS Nguyễn Quốc Thịnh, chuyên gia cố vấn Chương trình Thương hiệu Quốc gia, xây dựng thương hiệu trong kỷ nguyên số, doanh nghiệp cần hướng đến sự tương tác nhiều với môi trường khác nhau trong đó có môi trường Internet. Xây dựng thương hiệu không đơn giản chỉ là “vẽ” ra logo đẹp, mà còn phải tối đa hóa lợi ích của khách hàng, không chạy theo lợi nhuận bằng mọi giá.

Thời đại ngày nay đang bùng nổ internet và các hoạt động kinh doanh. Một ví dụ về cúc họa mi, nhiều người đua nhau đi chụp ảnh rồi đăng trên mạng xã hội, mang đến người trồng hoa cả chục tỷ. Trong kỷ nguyên số không thể bỏ qua thương hiệu điện tử, một môi trường tương tác quá mạnh, chi phí lại thấp. Doanh nghiệp cần tư duy lại để xây dựng thương hiệu cuả mình. Không chỉ đơn giản là logo, hay quảng cáo trên truyền thông. Kết quả khảo sát gần 70% doanh nghiệp nhỏ và vừa có quảng cáo trên báo và tạp chí, bình quân 1 năm 2 lần không có tác dụng lớn”, PGS. TS Nguyễn Quốc Thịnh khuyến cáo.

Hiện, việc áp dụng Internet nói chung và công nghệ số nói riêng để tạo dựng và phát triển thương hiệu còn hạn chế. Mặc dù số lượng người tiêu dùng sử dụng internet cao nhưng chi phí đầu tư cho tiếp thị trực tuyến còn rất khiêm tốn.

Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Cimigo, chi phí đầu tư cho quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam trong năm qua chỉ 15 triệu USD. Còn theo thống kê của công ty TNS, chuyên về nghiên cứu đo lường các hoạt động truyền thông, chi phí quảng cáo trực tuyến chỉ chiếm dưới 5% tổng chi phí quảng cáo. 95% chi phí quảng cáo vẫn qua truyền hình, báo, tạp chí dù rất đắt đỏ.

Theo ông Vũ Xuân Trường, Viện Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp hiện mới chú ý lợi nhuận và đưa ra chiến lược kinh doanh, còn chiến lược thương hiệu thì vẫn “mông lung”, chưa biết bắt đầu từ đâu. Do đó, doanh nghiệp cần có chiến lược bài bản hơn về xây dựng thương hiệu trong kỷ nguyên số. Trong đó, cần chú ý đến mạng xã hội, vì đang phát triển nóng, có sức lan tỏa rộng.

Đây là thời kỳ rộng mở cho doanh nghiệp áp dụng công nghệ số. Khi internet mở ra nhiều tương tác, thông tin sản phẩm đến với người tiêu dùng nhanh hơn. Thách thức trong thời kỳ số là cạnh tranh ngày càng khốc liệt, công nghệ luôn thay đổi. Doanh nghiệp nhỏ hạn chế nguồn lực thì đối mặt với thách thức nâng cao công nghệ để tương tác. Những doanh nghiệp nhỏ nếu muốn tận dụng cơ hội của thời đại số nên tạo ra cộng đồng lớn mạnh hơn liên quan đến sản xuất kinh doanh để hỗ trợ tương tác lẫn nhau”, ông Trường cho biết.

Theo ông Vũ Xuân Trường, Viện Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp hiện mới chú ý lợi nhuận và đưa ra chiến lược kinh doanh, còn chiến lược thương hiệu thì vẫn “mông lung”, chưa biết bắt đầu từ đâu. Do đó, doanh nghiệp cần có chiến lược bài bản hơn về xây dựng thương hiệu trong kỷ nguyên số. Trong đó, cần chú ý đến mạng xã hội, vì đang phát triển nóng, có sức lan tỏa rộng.

Đây là thời kỳ rộng mở cho doanh nghiệp áp dụng công nghệ số. Khi internet mở ra nhiều tương tác, thông tin sản phẩm đến với người tiêu dùng nhanh hơn. Thách thức trong thời kỳ số là cạnh tranh ngày càng khốc liệt, công nghệ luôn thay đổi. Doanh nghiệp nhỏ hạn chế nguồn lực thì đối mặt với thách thức nâng cao công nghệ để tương tác. Những doanh nghiệp nhỏ nếu muốn tận dụng cơ hội của thời đại số nên tạo ra cộng đồng lớn mạnh hơn liên quan đến sản xuất kinh doanh để hỗ trợ tương tác lẫn nhau”, ông Trường cho biết.

Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội từ mạng internet nhiều hơn để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Người tiêu dùng thường tham khảo đánh giá của các khách hàng khác về sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy, doanh nghiệp cần gia tăng kết nối mật thiết với người tiêu dùng nhưng cũng phải đảm bảo niềm tin về chất lượng hàng hóa, dịch vụ./.

Theo vov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập180
  • Hôm nay33,199
  • Tháng hiện tại978,263
  • Tổng lượt truy cập91,041,656
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây