Học tập đạo đức HCM

Xây dựng thương hiệu nông sản ở huyện vùng cao Mường Khương

Thứ ba - 06/11/2018 17:51
Với phương châm “mỗi xã một sản phẩm đặc hữu”, huyện vùng cao, biên giới Mường Khương, tỉnh Lào Cai tập trung phát triển vùng hàng hóa gắn với xây dựng thương hiệu nông sản, tạo đầu ra ổn định, giúp đồng bào các dân tộc thiểu số xóa nghèo, nâng cao thu nhập bền vững.

Quýt ngọt Mường Khương được khách hàng ưa chuộng bởi chất lượng cao và an toàn.

Phát triển vùng hàng hóa đặc hữu

Huyện vùng cao Mường Khương, tỉnh Lào Cai nằm trên vùng địa chất các-tơ đá vôi, với nhiều tiểu vùng khí hậu, có lợi thế về phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc hữu như: gạo Séng Cù, tương ớt, quýt ngọt, chè… Tuy nhiên, đồng bào sản xuất theo tập quán “tự cung tự cấp”, nhỏ lẻ, manh mún, không tạo ra vùng hàng hóa tập trung, không có chỉ dẫn địa lý, thương hiệu để sản phẩm vươn ra thị trường, giá trị gia tăng thấp.

Với phương châm “mỗi xã một sản phẩm đặc hữu”, huyện Mường Khương tập trung phát triển vùng hàng hóa nông nghiệp đặc hữu gắn với xây dựng thương hiệu nông sản. Theo đó, huyện lựa chọn các loại nông sản mũi nhọn, phù hợp với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng địa phương, đồng bào có trình độ canh tác thuần thục để phát triển thành vùng hàng hóa tập trung, tuân thủ quy trình sản an toàn để tạo ra sản phẩm chất lượng cao.

Vùng sản xuất gạo Séng Cù hơn 300 ha ở các xã: Nấm Lư, Bản Xen, Lùng Khấu Nhin, Tung Chung Phố, với sản lượng hơn 1.500 tấn. Đây là loại gạo chất lượng cao, dẻo, thơm, vị ngọt được khách hàng rất ưa chuộng, sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường. Vùng sản xuất tương ớt 150 ha, ở các xã: Bản Lầu, Thanh Bình, Lùng Vai…, với sản lượng khoảng 700 tấn/năm. Tương ớt Mường Khương có vị cay dịu, thơm, màu vàng da cam đặc trưng. Vùng sản xuất quýt ngọt, với diện tích khoảng 400 ha, trong đó có 150 ha cho thu hoạch, với sản lượng gần 2.000 tấn quả, tập trung ở các xã: Tung Chung Phố, Tả Ngải Chồ, Nậm Chảy… Quýt Mường Khương được trồng trên độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, khí hậu ôn đới, có độ chệnh lệch nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm nên quả mọng nước, vị ngọt thanh, mẫu mã đẹp, được người tiêu dùng ưa chuộng. Vùng sản xuất chè 1.523 ha, ở các xã: Thanh Bình, Lùng Vai, với sản lượng khoảng hơn 8.000 tấn, được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, bảo đảm chất lượng cao. Chè Mường Khương được xuất khẩu đến các nước vùng Trung Đông.

Để phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, bảo đảm chất lượng, huyện Mường Khương tạo điều kiện ưu đãi để thu hút đầu tư, liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo phương châm “bốn nhà” cùng cộng sự trách nhiệm và chia sẻ lợi ích. Nhờ hướng đi đúng, Mường Khương là huyện dẫn đầu tỉnh Lào Cai về phát triển vùng hàng hóa đặc hữu, hằng năm đem lại nguồn thu hàng trăm tỷ đồng cho người dân vùng cao, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Tiếp thị thương hiệu qua kênh du lịch trải nghiệm

Sản xuất tương ớt ở HTX kinh doanh tổng hợp Mường Khương.

Xác định rõ muốn tiêu thụ nông sản bền vững, đạt giá trị cao cần phải có thương hiệu sản phẩm. Để xây dựng thương hiệu cho nông sản, huyện Mường Khương tập trung vào các khâu: giống tốt, sản xuất theo quy trình VietGAP, đầu tư chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm và xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm. Ông Phạm Xuân Thịnh, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương cho biết, về tương ớt, chỉ chọn loại ớt nhăn bản địa để trồng đại trà; về gạo Séng Cù chỉ trồng loại giống đã được cơ quan chuyên môn kiểm nghiệm, xác nhận; về quýt chỉ trồng loại được nhân giống từ cây đầu dòng, bảo đảm độ thuần chủng cao; về chè chỉ trồng các giống chất lượng cao như: Kim Tuyên, Bát Tiên, Ô Long, chè Shan. Hiện tại, huyện vùng cao Mường Khương đã có năm sản phẩm nông sản được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý sản phẩm, đó là “tấm giấy thông hành” để thương hiệu nông sản đặc hữu địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.

Ông Đinh Trọng Khôi, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Khương cho biết cách làm “độc đáo” để quảng bá, tiếp thị thương hiệu nông sản Mường Khương qua kênh du lịch trải nghiệm. Theo đó, bên cạnh việc tổ chức hội chợ để xúc tiến thương mại, huyện Mường Khương chú trọng bảo tồn, tổ chức các lễ hội văn hóa, chợ đêm, chợ phiên vùng cao để thu hút du khách, qua đó tiếp thị thương hiệu sản phẩm nông sản của địa phương. Tiêu biểu như mô hình trang trại kết hợp du lịch nông nghiệp của gia đình ông Làn Mậu Thành, ở San Sả Hồ, thị trấn Mường Khương. Vào vụ thu hoạch quýt, du khách có thể vào tận nương quýt trên các sườn núi, nghe chủ nhân nói về các công đoạn trồng, chăm sóc quýt và trực tiếp thu hái, thưởng thức quýt ngay tại vườn hoặc lựa chọn mua về làm quà. Hoặc như ở HTX kinh doanh tổng hợp Mường Khương do anh Nguyễn Văn Dũng làm chủ nhiệm, du khách có thể vào thăm trang trại trồng ớt và tận mắt xem các khâu chế biến ớt quả thành tương ớt, đóng chai và dán tem nhãn, logo gô thương hiệu sản phẩm.

Đặc biệt thu hút du khách là các phiên chợ đêm được tổ chức vào các tối ngày cuối tuần, tại đây bà con nông dân ở các bản làng vùng cao bày bán các loại sản phẩm bản địa, các nông sản đã có thương hiệu của địa phương. Du khách vừa du lịch chợ đêm, vừa có dịp thưởng thức ẩm thực vùng cao và mua bán các sản phẩm nông nghiệp chất lượng và an toàn. Từ hiệu quả của kênh tiếp thị nông sản đặc hữu qua kênh du lịch trải nghiệm, trong ngày 10 và 11-11 tới đây, huyện Mường Khương tiếp tục mở thêm loại hình chợ phiên vùng cao tại trung tâm thị trấn huyện lỵ. Tại phiên chợ này, huy động các xã xây dựng các gian hàng nông sản tiêu biểu như gạo Séng Cù, tương ớt, quýt, chè, thịt lợn đen bản địa, gà ác, lạp xường, thịt hun khói… mang đậm dấu ấn văn hóa của đồng bào các dân tộc: Mông, Tày, Nùng, Pa Dí, Tu Dí, Thu Lao...

“ Thông qua kênh chợ phiên vùng cao, chúng tôi nhằm tới hai mục tiêu, vừa xúc tiến bán hàng cho bà con nông dân vừa quảng bá, tiếp thị thương hiệu nông sản đặc hữu của địa phương”, ông Định Trọng Khôi khẳng định.

Theo Quốc Hồng/Báo Nhân Dân .vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập246
  • Hôm nay36,057
  • Tháng hiện tại694,126
  • Tổng lượt truy cập90,757,519
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây