Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phải tiếp tục tham khảo thêm các ý kiến trước khi quyết định đưa hay không đưa nội dung này vào Dự thảo Nghị định sửa đổi trình lên Chính phủ.
Cũng theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, giải ngân vốn ODA là vấn đề “đau đầu” hiện nay. Tính đến hết năm 2011, Việt Nam đã thu hút được 77 tỷ USD vốn ODA cam kết; trong đó có 55 tỷ USD đã được cam kết bằng các Hiệp định. Hiện Việt Nam đã giải ngân được gần 34 tỷ USD và đây là sự cố gắng lớn bởi những năm trước đây, mỗi năm Việt Nam chỉ giải ngân được khoảng 3 tỷ USD/năm.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước giải ngân chậm do các nguyên nhân như thiếu vốn đối ứng, do chậm trễ trong giải phóng mặt bằng phát sinh từ cơ chế hiện nay, do trình độ hạn chế của cán bộ quản lý dự án vốn ODA ở các địa phương, cũng như do thời gian chuẩn bị đầu tư thường kéo dài từ 2-3 năm, nên khi lạm phát cao thì dự án cứ phải chạy đuổi theo.
Để thúc đẩy việc giải ngân vốn ODA, Bộ đang phối hợp với Ngân hàng Thế giới xây dựng cơ chế mới giải ngân vốn ODA. Theo đó, phía Việt Nam đề nghị các nhà tài trợ giảm phần vốn đối ứng của Việt Nam từ mức 30% hiện nay xuống còn 10-20%./.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã