Hiện nay, nông sản Việt Nam đã có mặt tại khoảng 180 nước trên thế giới, kể cả một số thị trường khó tính như Mỹ, Australia và liên tục xuất siêu. Nếu năm 2003 xuất khẩu rau quả mới đạt 105 triệu USD, thì đến năm 2017 đạt 3,5 tỷ USD.
Công nghệ là giải pháp để quản lý chất lượng nông sản và liên kết chuỗi. Đây là giải pháp đắc lực để quản lý chất lượng nông sản và liên kết chuỗi, giúp tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thông tin về thị trường nông sản thế giới, giúp doanh nghiệp và người dân có hướng sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản phù hợp, tránh thiệt hại và giảm những rủi ro không đáng có.
Ngoài ra, việc chọn thị trường làm mục tiêu, mới nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của nông sản trên thị trường xuất khẩu, không chỉ bán sản phẩm thô mà cần hướng tới sản phẩm chế biến nhằm giảm tính phụ thuộc vào thời vụ, từ đó tạo thương hiệu cho nông sản Việt Nam.
Còn theo bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm minh bạch Việt Nam, tuy công nghệ không phải là quá khó nhưng để nông dân ứng dụng, cập nhật thường xuyên lại không đơn giản.
Trước thực trạng của nông nghiệp Việt Nam, ông Srikanth Mangalam, Chuyên gia của Công ty tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã đưa ra khuyến nghị sử dụng Blockchain để truy xuất nguồn gốc, xuất xứ... Việc kiểm soát được nguồn gốc sản phẩm giúp người dân có thể tăng uy tín với ngân hàng, từ đó có thể vay được vốn nhiều hơn để đầu tư cho sản xuất.
Theo ông Srikanth Mangalam, công nghệ không phải lúc nào cũng là thách thức. Thách thức chính ở đây là nâng cao năng lực sẵn có. Chính phủ phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khuyến khích các đơn vị công - tư cùng tham gia, hoàn thiện hệ thống pháp lý. Bổ sung và điều chỉnh chính sách theo hướng thu hút đầu tư cho ngành nông nghiệp, để công nghệ được ứng dụng rộng hơn./.
Mô hình nông nghiệp sạch: Lúng túng tìm nơi tiêu thụ sản phẩm