Học tập đạo đức HCM

Trong CMCN 4.0, doanh nghiệp cần định vị được thương hiệu

Thứ bảy - 16/06/2018 05:12
Nhằm cập nhật những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến một số lĩnh vực, ngành nghề cũng như hỗ trợ doanh nghiệp có những chiến lược định vị thương hiệu hợp lý, ngày 15/6, tại Đà Nẵng, Trung tâm Xúc tiến Thương mại (Sở Công Thương) tổ chức hội thảo “Cách mạng công nghiệp 4.0 và bài toán định vị thương hiệu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Đà Nẵng”.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được Tiến sĩ Vũ Dương Hòa – Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công nghiệp – Bộ Công Thương thông tin về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tác động của nó đến hoạt động của một số lĩnh vực ngành nghề; Định nghĩa định vị thương hiệu và vì sao DNNVV phải định vị thương hiệu, định vị bằng cách nào và nên định vị như thế nào.

Theo Tiến sĩ Vũ Dương Hòa vị trí của DNNVV Đà Nẵng trong thời kỳ CMCN 4.0 được đo bằng tác động của CMCN 4.0 đến một số lĩnh vực cộng với định vị thương hiệu của DNNVV Đà Nẵng trong thời kỳ CMCN 4.0.

Trong cuộc CMCN 4.0, DNNVV muốn tồn tại và phát triển nhất thiết phải định vị được thương hiệu của mình. Định vị thương hiệu được hiểu như doanh nghiệp xây dựng được 1 sản phẩm riêng biệt, sản phẩm này sẽ được phân biệt với doanh nghiệp khác và nó xác lập được 1 vị trí trên thị trường. Doanh nghiệp cần phải định vị thương hiệu để biết vị trí doanh nghiệp đang đứng ở đâu và đứng ngang với doanh nghiệp như thế nào. Việc định vị thương hiệu sẽ giúp DNNVV lớn mạnh một cách bền vững, đồng thời sẽ giúp tổ chức doanh nghiệp một cách chặt chẽ và hoạt động hiệu quả hơn; định vị thương hiệu cũng sẽ giúp đảm bảo cam kết cung cấp những giá trị sản phẩm; và nhất là giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm.

Đưa ra khuyến nghị cho doanh nghiệp Đà Nẵng cần định vị thương hiệu bằng cách nào. Tiến sĩ Vũ Dương Hòa cho biết, do đặc thù Đà Nẵng là thành phố phát triển du lịch và dịch vụ mạnh mẽ, Ông chia doanh nghiệp Đà Nẵng thành 3 nhóm gồm nhóm hoạt động trong ngành du lịch, nhóm hoạt động trong ngành dịch vụ và nhóm ngành sản xuất công nghiệp – xây dựng.

Đối với nhóm ngành du lịch với đặc điểm là ngành mũi nhọn của thành phố, thiên nhiên ưu đãi bãi biển đẹp cùng với cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ, môi trường trong lành, an ninh và hiếu khách cộng với lượng khách du lịch luôn tăng trưởng hơn 20% trong nhiều năm trở lại đây. Doanh nghiệp hoạt động trong nhóm ngành này muốn định vị được thương hiệu cần cân bằng và hài hòa giữa bảo vệ môi trường, duy trì, phát huy bản sắc dân tộc với một bên là lợi nhuận. Bên cạnh đó, đảm bảo quảng cáo gắn liền và đúng với đặc tính sản phẩm được cung cấp cho khách hàng.

Đối với nhóm ngành dịch vụ gồm 3 nội dung chính là nơi lưu trú du lịch, dịch vụ tài chính, và thương mại điện tử cần tương ứng thực hiện thu hút nhằm tổ chức các sự kiện lớn, khẳng định vai trò và chất lượng dịch vu tổ chức tại Đà Nẵng, nâng cao chất lượng bảo mật, tạo lòng tin và đội tin cậy cho khách hàng đối với dịch vụ tài chính.

Đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất công nghiệp – xây dựng có nhiều sản phẩm truyền thống lâu đời, có đặc điểm riêng thì thương hiệu được định vị bằng chính chất lượng sản phẩm truyền thống, doanh nghiệp hãy chú trọng vào chất lượng, nhất định không được đánh đổi giữa chất lượng và giá bán. Bên cạnh đó, cần duy trì phát triển làng nghề truyền thống, giữ gìn những sản phẩm riêng biệt của Đà Nẵng.

Dù có nhiều khác biệt, nhưng điểm chung của cả 3 nhóm lĩnh vực trên đều có chung 1 yếu tố quan trọng đó là nguồn nhân lực chất lượng cao, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu thay đổi của CMCN 4.0.

Ngoài ra, ngay tại Hội thảo, Tiến sĩ Vũ Dương Hòa đã đưa ra yêu cầu xây dựng giải pháp  định vị thương hiệu cho một số doanh nghiệp tham dự hội thảo cụ thể thuộc 3 nhóm ngành trên, từ đó các doanh nghiệp đã cùng trao đổi và đưa ra những giải pháp cụ thể có thể áp dụng cho chính doanh nghiệp mình.

 

 


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập401
  • Hôm nay37,179
  • Tháng hiện tại742,292
  • Tổng lượt truy cập90,805,685
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây