Học tập đạo đức HCM

Xuất khẩu nông sản tăng trưởng ấn tượng từ đầu năm

Thứ hai - 26/02/2018 02:36
Xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ngay trong tháng đầu năm 2018 đã mang về cho Việt Nam 3 tỷ USD, tăng gần 26% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, các mặt hàng nông sản chủ lực đều tăng trưởng khá ấn tượng.
Mặt hàng gạo phục hồi 
Hết tháng 1, lượng gạo xuất khẩu trong tháng đạt khoảng 524.000 tấn, với giá trị 249 triệu USD, tăng 56,5% về khối lượng và tăng 74,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017.
Việc Cơ quan Lương thực quốc gia Indonesia (Bulog) tổ chức mở thầu nhập khẩu 500.000 tấn gạo vào tháng đầu năm 2018 là sự kiện đáng chú ý, khi mà nhiều năm qua đất nước này gần như tự túc lương thực.
Do thời gian giao hàng gấp (ngay trong tháng 2), cần phải có lượng gạo tồn kho nhất định, nên Việt Nam chỉ có 2 doanh nghiệp (Tổng công ty Lương thực miền Bắc - Vinafood 1, Tổng công ty Lương thực miền Nam - Vinafood 2) tham gia và trúng thầu 141.000 tấn.
Theo ông Nguyễn Ngọc Nam, quyền Tổng Giám đốc Vinafood 2, kết quả mở thầu có 8/11 doanh nghiệp của Thái Lan, Ấn Độ, Paskistan và Việt Nam trúng thầu, nhưng với số lượng bỏ thầu khá ít, tổng cộng 346.000 tấn. Điều này cho thấy, cũng như Việt Nam, lượng gạo tồn kho gối đầu của các nước xuất khẩu gạo hiện không có nhiều. 
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), lượng hợp đồng đăng ký xuất khẩu từ năm 2017 chuyển sang của các doanh nghiệp còn khá nhiều, khoảng 760.000 tấn gạo, nguồn cung gạo trong nước khá hạn chế do chưa vào vụ thu hoạch đông xuân. Đây là những tín hiệu lạc quan, kỳ vọng sẽ thúc đẩy xuất khẩu gạo trong năm 2018 khởi sắc, nhất là trong quý 1-2018. 
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), nhu cầu tiêu thụ gạo thế giới được dự báo sẽ tăng trở lại trong năm nay. Các thị trường nhập khẩu gạo chính của Việt Nam như Philippines, Malaysia, Indonesia, Bờ Biển Ngà… sẽ tăng nhập khẩu gạo trong năm nay.
Trung Quốc vẫn là quốc gia có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn; Philippines cũng dự báo sẽ tăng số lượng nhập khẩu gạo trong năm nay do thiên tai đã ảnh hưởng nhiều đến việc trồng lúa. Đặc biệt, Indonesia sau 2 năm tạm ngưng nhập khẩu gạo, nay cũng phải nhập khẩu trở lại… Theo đó, lượng gạo xuất khẩu năm 2018 của Việt Nam có thể tăng thêm 400.000 tấn so với năm 2017, đạt trên 6 triệu tấn. 
Thủy sản và lâm sản dẫn đầu giá trị xuất khẩu 
Hết tháng 1, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 560 triệu USD - tăng 15,6% so với cùng kỳ; các mặt hàng lâm sản xuất khẩu đạt 745 triệu USD - tăng 18,5%. Đây là 2 ngành hàng ở vị trí dẫn đầu giá trị xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo nhận định, năm 2018 việc xuất khẩu thủy sản sẽ gặp không ít thách thức, bên cạnh sự bất thường của thiên tai, còn là việc tổ chức lại nghề khai thác hải sản (chống khai thác IUU) và phải đảm bảo các yêu cầu: sản xuất sạch hơn, truy xuất được nguồn gốc, vấn đề dư lượng kháng sinh, tiêm chích tạp chất…
Tuy nhiên, qua nhiều năm chịu áp lực cạnh tranh, ngành thủy sản đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức lại sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Vì vậy, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng chỉ cần tháo gỡ các nút thắt, sẽ phát huy cao nhất lợi thế sẵn có để đạt 9 tỷ USD ở năm 2018 và hướng đến kim ngạch 10 tỷ USD vào năm 2020. Trong đó, con tôm được xác định là sản phẩm chủ lực của thủy sản.
Trong khi đó, năm 2017 với việc kim ngạch xuất khẩu chạm ngưỡng 8 tỷ USD, ngành lâm sản đã về đích trước 3 năm so với chỉ tiêu đề ra.
Theo ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM (HAWA), nhu cầu thị trường đồ nội thất trên thế giới vẫn tăng đều với doanh số giao dịch vài trăm tỷ USD/năm, Việt Nam chỉ mới chiếm 6% thị phần. Những năm qua, các khu vực sản xuất đồ gỗ đều không tăng trừ châu Á - Thái Bình Dương, nên áp lực cạnh tranh toàn cầu không tăng, trong khi tiềm năng doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều, khả năng tăng thị phần cao, lao động phù hợp, năng lực cạnh tranh toàn ngành tốt, là những điều kiện để ngành hàng này tiếp tục tăng trưởng.
Dự báo mức tăng trưởng xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ của năm 2018 là 13%, năm 2019 tăng 13,7% và năm 2020 tăng 14,5%. Vì vậy, dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2018 sẽ khoảng 8,9 tỷ USD, năm 2019 là 10,1 tỷ USD và năm 2020 sẽ là 11,2 tỷ USD. Dự báo này được đưa ra dựa vào năng lực và các hợp đồng đã ký kết.
Theo HAWA, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nâng cao giá trị hàng xuất khẩu bằng cách đầu tư thiết kế mới, đa dạng nguyên vật liệu; cải tiến hệ thống quản trị để hiệu quả, tiết kiệm hơn, ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình hoạt động và quản lý của doanh nghiệp… Nhờ vậy, nhiều đơn vị đã nâng cao năng lực cạnh tranh và thâm nhập vào các phân khúc thị trường có giá trị cao hơn.

CÔNG PHIÊN/saigondautu.com

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập192
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm184
  • Hôm nay19,283
  • Tháng hiện tại925,385
  • Tổng lượt truy cập90,988,778
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây