Học tập đạo đức HCM

Ăn nên làm ra từ vật nuôi bản địa Bảo tồn giống lợn Móng Cái

Chủ nhật - 22/08/2021 08:49
Lợn Móng Cái là vật nuôi nổi tiếng có sức sống dẻo dai, kháng bệnh cao, ăn tạp, sinh sản tốt, thịt ngon mà lợn ở vùng khác không có được.
Lợn Móng Cái có đặc trưng màu lông đen pha lẫn trắng hoặc hồng. Ảnh: Tiến Thành

Lợn Móng Cái có đặc trưng màu lông đen pha lẫn trắng hoặc hồng. Ảnh: Tiến Thành

Gần 10 năm trước đây, giống lợn Móng Cái chủ yếu được người dân các xã Hải Đông, Bắc Sơn, Hải Tiến, Quảng Nghĩa... (TP Móng Cái, Quảng Ninh) nuôi với quy mô nhỏ lẻ. Nhiều hộ đã đưa giống lợn Móng Cái lai tạo với các giống lợn khác dẫn đến nguy cơ lai tạp không thuần chủng giống lợn ỉ bản địa.

Vì vậy, việc bảo tồn, phát triển giống lợn Móng Cái sẽ mang lại nhiều thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế. Giống lợn bản địa này đang được nhiều HTX, doanh nghiệp lưu giữ, lai tạo, nhân giống góp phần mang lại giá trị kinh tế cao.

Được biết, loài vật nuôi này có nguồn gốc hoang dã, phân bố chủ yếu vùng Đông Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, được người dân thuần hóa thành vật nuôi gia đình. Điểm nổi bật của giống lợn này là có sức đề kháng bệnh rất tốt, rất ít khi bị các bệnh truyền nhiễm từ giống lợn khác, chịu đựng được thời tiết khắc nghiệt.

Đặc biệt lợn Móng Cái rất mắn, có thể đẻ đến 25 con/lứa và rất khéo nuôi con nên tỉ lệ sống của lợn khá cao. Vì thế lợn cái Móng Cái đang được dùng làm nái nền để lai với lợn đực ngoại cho sản phẩm con lai F1 nuôi thịt. Cũng như các loại lợn giống khác, lợn Móng Cái có 3 loại: loại xương to, xương nhỡ và xương nhỏ. Những con xương càng nhỏ thì thịt càng thơm ngon. 

Chất lượng thịt lợn Móng Cái có nhiều điểm đặc biệt, không lẫn vào đâu được so với nhiều giống lợn thường khác như da mỏng, thịt mềm, ngọt giòn, không ngấy và rất giàu dinh dưỡng. Từ những đặc tính trên, lợn Móng Cái mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiện trên địa bàn TP Móng Cái có các cơ sở cung cấp lợn giống và lợn thương phẩm là Công ty TNHH MTV Phát triển nông, lâm, ngư Quảng Ninh (xã Hải Đông), HTX Nông nghiệp hữu cơ An Lộc (xã Quảng Nghĩa) và HTX Vạn Thành Phát (xã Hải Yên, TP Móng Cái).

Mặc dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống lợn được đưa vào phát triển chăn nuôi với năng suất cao, chất lượng thịt ngon, nhưng giống lợn Móng Cái thuần vẫn được Nhà nước quan tâm duy trì nuôi giữ nguồn gen bởi những đặc điểm riêng có của giống lợn này, từ chất lượng thịt ngon, khả năng sinh sản tốt, đặc biệt là khả năng chống chịu dịch bệnh hơn hẳn nhiều giống lợn khác. Bình quân mỗi lợn nái sinh sản 2 lứa/năm và bình quân đạt 12 con/lứa; con sữa 40 ngày đạt 68kg/lứa và đạt 22 con cai sữa/nái/năm.

Trước đây, đồng bào dân tộc thiểu số ở thành phố biên giới vẫn làm kinh tế từ việc chăn nuôi lợn Móng Cái. Chính quyền TP. Móng Cái đã hỗ trợ mỗi hộ từ 1 - 2 con lợn giống. Tuy nhiên, gần đây, số lượng bà con dân tộc thiểu số tại các xã như Bắc Sơn, Hải Sơn… đã chuyển dần sang nuôi trâu thương phẩm. Lý do là vì lợn Móng Cái thời gian chăm sóc lâu (8 tháng mới xuất bán), các hộ chăn nuôi còn nhỏ lẻ, phương pháp nuôi truyền thống nên năng suất thấp.

Chị Bá Thị Ninh (thôn 4, xã Quảng Nghĩa, TP Móng Cái) người dân tộc Tày, bắt đầu nuôi lợn Móng Cái từ năm 2014. Ngày ấy, do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi nên giá thành lợn giống giảm, chị quyết định mua một đôi lợn Móng Cái về nuôi với giá 1,2 triệu đồng/1 cặp.

Trung bình 1 năm 2 lứa, mỗi lứa được 15 con. Thời điểm giá lợn cao nhất, chị bán được gần 3 triệu/1 con, nhưng cũng có lúc giá chỉ còn hơn 1 triệu đồng/con (khoảng 15kg). Mỗi năm, đàn lợn Móng Cái cho chị thu nhập gần 50 triệu đồng. Chị Ninh là một trong số ít những hộ dân tộc thiểu số trên địa bàn còn chăn nuôi lợn Móng Cái.

Do có nguồn gốc hoang dã nên lợn Móng Cái không kén chọn thức ăn, chủ yếu ăn rau vườn nhà. Lợn Móng Cái có đặc trưng màu lông đen pha lẫn trắng hoặc hồng. Lợn có đầu to, cổ ngắn và to, lưng dài, rộng và hơi võng xuống. Bụng lợn tương đối gọn gàng nhưng về sau bụng càng sệ, lông thưa và nhỏ, da mỏng mịn, chân cao, mỏng xòe.

Theo Tiến Thành - Viết Cường/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/bao-ton-giong-lon-mong-cai-d300490.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập86
  • Hôm nay41,663
  • Tháng hiện tại74,404
  • Tổng lượt truy cập91,248,133
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây