Học tập đạo đức HCM

Bắc Kạn: Có "sân chơi" OCOP, nông dân đột phá tư duy, sáng tạo nhiều mô hình hay

Thứ ba - 15/12/2020 18:12
Có sân chơi, được hỗ trợ về phương pháp, tạo động lực tham gia chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm" (OCOP), những nông dân, các cơ sở sản xuất, HTX tại Bắc Kạn đã phát huy tính sáng tạo đến không ngờ. OCOP đã làm thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp của bà con tại tỉnh miền núi này.

Trước khi thực hiện chương trình OCOP, các sản phẩm nông nghiệp của Bắc Kạn cũng đã khá đa dạng. Tuy nhiên, các sản phẩm này chủ yếu mới được tiêu thụ ở địa bàn trong tỉnh, tại các chợ phiên. Từ khi có chương trình OCOP, tư duy, sức sáng tạo của người nông dân tỉnh OCOP đã có sự đột phá.

Bài 2: Nông dân Bắc Kạn thay đổi tư duy, phát huy sáng tạo khi làm OCOP - Ảnh 1.

Sản phẩm tinh bột nghệ đỏ của HTX Tân Thành đạt danh hiệu Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2019.

Đặc biệt quá trình triển khai OCOP, đã có nhiều HTX kiểu mới ra đời, nhiều cơ sở sản xuất, tổ sản xuất được hình thành, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại khu vực nông thôn. Các sản phẩm OCOP không chỉ được ưa chuộng ở thị trường trong nước, mà còn được đưa ra thị trường nước ngoài và được đón nhận.

Có thể kể đến những HTX, cơ sơ sản xuất tiêu biểu, có tiếng ở Bắc Kạn như: HTX miến dong Tài Hoan (xuất khẩu sản phẩm miến dong sang châu Âu), HTX nghệ Tân Thành (xuất khẩu sản phẩm sang Nhật Bản), cơ sở sản xuất chân giò hầm tại huyện Chợ Đồn (mỗi tháng xuất bán khoảng 1.000 chiếc chân giò hầm ra thị trường)…

Bài 2:Nông dân Bắc Kạn thay đổi tư duy, phát huy sáng tạo khi làm OCOP - Ảnh 2.

Từ khi tham gia Chương trình OCOP, cơ sở sản xuất chân giò hầm huyện Chợ Đồn có thể xuất bán ra thị trường cả 1.000 chiếc chân giò hầm mỗi tháng.

Bài 2:Nông dân Bắc Kạn thay đổi tư duy, phát huy sáng tạo khi làm OCOP - Ảnh 3.

Sản phẩm OCOP của HTX trồng và sản xuất dược liệu Bảo Châu.

Bà Đỗ Thị Minh Hoa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn khẳng định, chương trình OCOP đã làm thay đổi tư duy của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng hóa. Người nông dân tự tin hơn rất nhiều, chưa bao giờ người nông dân Bắc Kạn có động lực để sáng tạo nhiều như thế.

"Làm OCOP, tỉnh Bắc Kạn không hỗ trợ nhiều bằng tiền mà chỉ tạo ra sân chơi, tạo động lực hỗ trợ về phương pháp làm, vận động, khuyến khích người nông dân tham gia. Khi có một sân chơi, người nông dân Bắc Kạn vô cùng sáng tạo. Có những sản phẩm chúng tôi không nghĩ rằng bà con có thể sáng tạo được một cách chuyên nghiệp như thế" - bà Hoa nói.

Bài 2:Nông dân Bắc Kạn thay đổi tư duy, phát huy sáng tạo khi làm OCOP - Ảnh 4.

Miến dong Tài Hoan - sản phẩm OCOP 4 sao của tỉnh Bắc Kạn.

Để minh chứng về sự thay đổi tư duy của nông dân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn lấy ví dụ về thuốc tắm của người Dao. 

Theo bà Đỗ Thị Minh Hoa, cách đây 2-3 năm, thuốc tắm của người Dao chỉ đóng bằng bao tải, để trong túi nilon mang ra chợ bán. Nhưng hiện nay, đã có những hộp thuốc tắm của người Dao được làm rất đẹp, hoặc được hút chân không, thích hợp để làm quà và tiện lợi trong sử dụng.

Hoặc trước đây, bà con nông dân chỉ phơi khô nấm, mộc nhĩ, bỏ trong túi nilon mang bán, để cả chân nấm rất xấu, khó sử dụng. Nhưng hiện nay, sản phẩm đã được cải thiện đến mức thái nhỏ, sấy khô, cắt sạch sẽ, chỉ việc mở lấy ra ngâm là có thể sử dụng.

Cũng theo bà Đỗ Thị Minh Hoa, hiện, các HTX cơ sở sản xuất xuất phát từ nông dân không còn xa lạ với khái niệm sản xuất hàng hóa. Họ biết về chương trình và mong muốn được làm. Đó chính là hiệu quả trong thay đổi tư duy và mở rộng biên độ sáng tạo mà chương trình OCOP đem lại.

Bài 2:Nông dân Bắc Kạn thay đổi tư duy, phát huy sáng tạo khi làm OCOP - Ảnh 5.

Nhiều sản phẩm OCOP có mẫu mã đẹp, tiện ích được người nông dân, các cơ sở sản xuất, HTX đầu tư sáng tạo, góp phần làm tăng giá trị sản phẩm.

Chương trình OCOP khi đưa vào thực hiện đã khuyến khích cho người nông dân, cơ sở sản xuất, HTX làm sản phẩm đến mức tiện lợi nhất trong sử dụng. Bao bì đóng gói cũng đẹp hơn. Vẫn là nguyên liệu đó nhưng khi bán, giá trị sản phẩm có thể cao gấp 2 hoặc gấp 3 lần.

"Từ nguyên liệu ban đầu, người nông dân đã biết đầu tư công sức, chú ý bao bì, làm tăng giá trị sản phẩm lên rất nhiều. Giá trị đó mang lại cho chính người sản xuất và người nông dân" - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn khẳng định.

Theo Chiến hoàng/danviet.vn
https://danviet.vn/bac-kan-co-san-choi-ocop-nong-dan-dot-pha-tu-duy-sang-tao-nhieu-mo-hinh-hay-20201212011748565.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập147
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại992,457
  • Tổng lượt truy cập91,055,850
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây