Học tập đạo đức HCM

Bình Định: Trồng ngô ở ruộng thiếu nước và "cái kết" bất ngờ

Thứ hai - 13/04/2020 19:35
Thời gian gần đây, nhiều nông dân ở tỉnh Bình Định đang thực hiện chuyển đổi diện tích trồng lúa sang cây trồng cạn nhằm mục đích giảm nước tưới, thích ứng với điều kiện khô hạn. Trong đó, việc thay thế trồng ngô ở những cánh đồng thiếu nước đã cho kết quả bất ngờ.

Tín hiệu tích cực

Là vùng đất trung du miền núi, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp, thế nhưng hệ thống thủy lợi ở huyện Hoài Ân (tỉnh Bình Định) lại rất “nghèo nàn”, vậy nên vào vụ hè thu hàng năm nhiều diện tích đất sản xuất luôn lâm cảnh thiếu nước, năng suất lúa rất thấp.

 binh dinh: trong ngo o ruong thieu nuoc va 'cai ket' bat ngo hinh anh 1

Trồng ngô thay trồng lúa đã mang lại tín hiệu khả quan cho nông dân ở huyện Hoài Ân. Ảnh: T.B

"Với giá lúa hiện nay là 6.000 đồng/kg thì 1 sào lúa nông dân thu được 2,4 triệu đồng/vụ. Còn trồng ngô sinh khối, nông dân sẽ thu được 2,8 triệu đồng/vụ, trong khi chi phí đầu vào ít hơn nên nông dân có lãi nhiều hơn”.

Ông Đào Văn Hùng

Trước thực tế trên, từ năm 2013, chính quyền huyện Hoài Ân đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015 – 2020 của huyện này đề ra mục tiêu, mỗi năm chuyển 1.200ha đất trồng lúa sang trồng các loại cây trồng cạn có giá trịnh kinh tế cao.

Là lãnh đạo một trong những xã tiên phong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Phó Chủ tịch UBND xã Ân Phong Nguyễn Văn Huệ cho biết, từ năm 2011 chính quyền xã đã có chủ trương chuyển một số diện tích đất sản xuất lúa sang trồng ngô và rau dưa các loại.

Theo đó, xã Ân Phong đã rà soát, cơ cấu lại sản xuất, đất nào làm lúa thì chuyển từ sản xuất 3 vụ/năm sang còn làm 2 vụ/năm. Còn đất chuyển màu thì làm 2 vụ màu, 1 vụ lúa theo công thức: Lúa đông xuân; rau, dưa các loại và bí đỏ vụ hè, ngô vụ thu đông và duy trì từ đó đến nay.

Vào tháng 11 âm lịch, bà con sẽ trồng rau dưa các loại, cuối tháng Giêng đầu tháng 2 âm lịch năm sau xuống giống ngô. Khoảng gần 4 tháng sau thu hoạch ngô thì bà con tiếp tục trồng bí, cứ thế xoay vòng. Trên chân lúa 1 vụ/năm, bà con sạ sớm trước 23/10 âm lịch để đầu tháng Giêng năm sau có thu hoạch.

“Sau đó họ trồng dưa gang, xong vụ dưa gang thì tiếp tục trồng ngô. Với mô hình này, bà con có mức thu nhập bình quân 50 triệu đồng/ha/vụ. Ngô cho năng suất cao, đạt trung bình 70 tạ/ha, lãi gấp mấy lần làm lúa. Mấy năm nay dưa gang rất có giá, mỗi sào cho thu nhập 5 triệu đồng/vụ là bình thường” - ông Huệ chia sẻ.

Chỉ tính từ năm 2016 đến nay, xã Ân Phong đã chuyển được 1.053ha diện tích đất trồng lúa sang trồng các loại cây màu. Trong đó, 733ha được bà con chuyển sang trồng ngô, hơn 125ha chuyển sang trồng rau màu các loại và 195ha trồng cỏ nuôi bò.

“Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã góp phần tiết kiệm được nguồn nước tưới trong điều kiện thời tiết liên tục xảy ra hạn hán, hạn chế được rủi ro, giảm chi phí đầu tư, hiệu quả kinh tế rõ rệt” - ông Nguyễn Văn Huệ đánh giá.

Trồng ngô sinh khối phát triển mạnh

Từ năm 2013 đến nay, năm nào huyện Hoài Ân cũng chuyển đổi gần 1.000ha đất trồng lúa sang trồng các loại cây trồng cạn. Đặc biệt 3 năm gần đây, việc chuyển đổi được đẩy mạnh hơn, mỗi năm chuyển được 1.200ha, trong đó chuyển mạnh nhất là cây ngô.

Theo ông Nguyễn Văn Hòa - Trưởng phòng NNPTNT huyện Hoài Ân, từ năm 2013 đến nay, đều đặn năm nào huyện này cũng chuyển đổi gần 1.000ha đất trồng lúa sang trồng các loại cây trồng cạn.

Đặc biệt, khoảng 3 năm gần đây, việc chuyển đổi được đẩy mạnh hơn, mỗi năm chuyển được 1.200ha, trong đó chuyển mạnh nhất là cây ngô. Riêng vụ đông xuân 2019- 2020, nông dân trồng được trên 660ha ngô, vụ hè thu này tiếp tục trồng 550ha và vụ mùa 230ha.

“Năm nay chúng tôi còn chuyển mạnh cây ngô trên những diện tích trước đây bà con trồng cây lâm nghiệp trên đất nông nghiệp giờ đã phá bỏ, hầu hết gần 200ha đã được đưa vào trồng ngô. Chiếm 40% trong diện tích trồng ngô trên địa bàn là ngô sinh khối, bà trong trồng để cung ứng cho chăn nuôi bò, nhất là đàn bò sữa của Nhà máy sữa Vinamilk Bình Định. Ngô sinh khối có giá 700 đồng/kg cả cây lẫn lá lẫn trái, nông dân có lãi nhiều nên phong trào trồng ngô sinh khối phát triển mạnh” - ông Hòa cho hay.

Theo ông Đào Văn Hùng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bình Định, việc chuyển trồng lúa sang trồng ngô sinh khối ở các huyện khác trong tỉnh cũng phát triển rất mạnh, nên diện tích trồng ngô trên địa bàn không ngừng tăng.

Theo ông Hùng, đầu ra của cây ngô đang rất rộng mở. Tại Bình Định, có 18 doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, trong đó có 13 nhà máy đã đi vào hoạt động, các nhà máy này chủ yếu nhập ngô hạt từ nước ngoài về làm nguyên liệu. Trong khi đó, 2 doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường Nhơn Hòa (thị xã An Nhơn) thu mua ngô hạt của nông dân nhập cho các nhà máy.

“Đặc biệt, ngô sinh khối của bà con nông dân trồng đều được Trang trại Bò sữa Bình Định thu mua hết. Trồng ngô sinh khối rất nhanh thu hoạch, nếu trồng ngô lấy hạt phải hơn 3 tháng thì ngô sinh khối chỉ 2 tháng là thu hoạch. Cây ngô sinh khối thu hoạch sớm hơn 1 tháng đồng nghĩa tiết kiệm được nước tưới trong 1 tháng. Nếu làm lúa, năng suất đạt cao nhất là 400kg/sào, với giá lúa hiện nay là 6.000 đồng/kg thì 1 sào lúa nông dân thu được 2,4 triệu đồng/vụ. Còn trồng ngô sinh khối, nông dân sẽ thu được 2,8 triệu đồng/vụ, trong khi chi phí đầu vào ít hơn nên nông dân có lãi nhiều hơn” - ông Hùng lý giải.

Theo Thăng Bình - An Nhơn/danviet.vn
http://danviet.vn/nong-thon-moi/binh-dinh-trong-ngo-o-ruong-thieu-nuoc-va-cai-ket-bat-ngo-1078662.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập93
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm90
  • Hôm nay28,886
  • Tháng hiện tại1,074,911
  • Tổng lượt truy cập91,138,304
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây