Trong số các hộ vay vốn Ngân hàng CSXH, có nhiều hộ không những đã thoát nghèo mà còn vươn lên làm ăn khá và trở thành những nông dân điển hình sản xuất giỏi. Những nông dân sản xuất giỏi các cấp có nhiều hộ trồng ớt chỉ thiên.
Hơn 2.400 lượt hộ được vay vốn làm ăn
Ông Đinh Văn Khuân (ở làng 2, xã Vĩnh Thuận là một trong những hộ dân tộc thiểu số thoát nghèo từ chương trình hỗ trợ vốn của Hội ND huyện Vĩnh Thạnh. Ông Khuân cho hay: Trước đây, gia đình ông gặp không ít khó khăn trong cuộc sống, đất đai nhiều nhưng do chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên kinh tế cũng chỉ đủ ăn...".
Từ khi tham gia sinh hoạt Hội, được tuyên truyền, vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, cùng với số vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH do Hội ND xã đứng ra tín chấp, đã giúp ông Khuân thay đổi cách nghĩ, cách làm.
Từ nguồn vốn vay ưu đãi, số hộ nông dân khá, giàu của huyện Vĩnh Thạnh tăng lên, số hộ nghèo giảm đáng kể. Đặc biệt đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian qua đã mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất trên 11 chương trình cho vay, với số tiền 77,5 tỷ đồng với 1.792 hộ, đạt 67,62% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Đến nay, ông Đinh Văn Khuân đã đầu tư trồng bí đỏ, dưa hấu, ngô lai, ớt chi thiên, đậu đỗ các loại…cho thu nhập từ 180 - 200 triệu đồng mỗi năm. "Ớt chỉ thiên là 1 trong những cây trồng giúp tăng thu nhập của gia đình tôi...Nhờ được tập huấn kỹ thuật trồng ớt mà ruộng ớt chỉ thiên của gia đình tôi ra nhiều trái...".
Hay như chị Đinh Thị Sen (ở làng K4, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định) cũng là hộ nghèo nhưng đã mạnh dạn vay 30 triệu đồng Ngân hàng CSXH đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi. Hiện, chị đã có 2ha trồng các loại cây như măng điền trúc, quế, cà phê, bời lời và 12 con trâu, bò. Thu nhập mỗi năm của gia đình chị đạt trên 60 triệu đồng.
Báo cáo tham luận tại hội nghị trực tuyến tổng kết hoạt động ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác giai đoạn 2015-2020 do Ngân hàng CSXH tổ chức tháng 10/2020 vừa qua tại Hà Nội, bà Đinh Thị Nơk – Chủ tịch Hội ND huyện Vĩnh Thạnh cho biết: Vĩnh Thạnh là một huyện nghèo, nằm ở phía Tây tỉnh Bình Định, với 12 dân tộc sinh sống, chủ yếu là dân tộc thiểu số.
Hệ thống tổ chức Hội ND huyện được tổ chức theo cấp hành chính gồm 9 tổ chức Hội cơ sở, 59 chi hội với 7.398 hội viên nông dân. Xác định công tác ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, trong 5 năm qua, các cấp Hội ND huyện Vĩnh Thạnh đã đẩy mạnh công tác ủy thác cho vay của Ngân hàng CSXH.
Các hộ vay vốn ưu đãi đã đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn. Các mô hình chăn nuôi, trồng trọt, trong đó có trồng ớt chỉ thiên đã mang lại thu nhập tốt cho nông dân.
Qua 5 năm thực hiện ủy thác cho vay, tính đến ngày 31/8/2020, tổng dư nợ trên địa bàn huyện đạt trên 295 tỷ đồng với 5.421 hộ vay trên 135 Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TKVV). Trong đó, Hội ND huyện quản lý trên 131,6 tỷ đồng với 2.472 hộ vay tại 62 tổ TKVV, chiếm 44,9% tổng dư nợ ủy thác toàn huyện.
Chất ượng tín dụng tốt
Điểm sáng đáng chú ý trong công tác ủy thác vốn vay ưu đãi của Hội ND huyện Vĩnh Thạnh là chất lượng tín dụng ủy thác rất tốt. 62/62 tổ TKVV do Hội quản lý đều được xếp loại tốt, không có nợ quá hạn.
Theo Chủ tịch Hội ND huyện Vĩnh Thạnh Đinh Thị Nơk, để nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn vay, Hội thường xuyên phối hợp các ngành chuyên môn tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT về trồng trọt, chăn nuôi nhằm giúp hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích và mang lại hiệu quả.
Đồng thời vận động hội viên, nông dân tham gia vay vốn, tự tạo nguồn vốn bằng cách tiết kiệm trong tiêu dùng và có kế hoạch sử dụng vốn tối ưu trong sản xuất, kinh doanh để tham gia gửi tiền tiết kiệm. Thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi, các hộ nghèo và đối tượng chính sách có thêm cơ hội tạo ra việc làm mới, thực hiện các mô hình kinh tế, trong đó có mô hình trồng ớt chỉ thiên.
Điển hình như hộ bà Võ Thị Thu (ở xã Vĩnh Sơn) với mô hình kết hợp trồng trọt và chăn nuôi cho thu nhập 120 - 180 triệu đồng/năm và nhiều hộ nông dân khác như hộ ông Trịnh Xuân Lời, hộ ông Võ Văn Nhơn… là những hội viên nông dân giàu nghị lực, quyết tâm nỗ lực vượt khó, từng bước vươn lên làm giàu.
"Từ nguồn vốn này, số hộ nông dân khá, giàu của huyện tăng lên, số hộ nghèo giảm đáng kể, hiện tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 3.750 hộ, chiếm tỷ lệ 37,99%.
Đặc biệt đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian qua đã mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất trên 11 chương trình cho vay, với số tiền 77,5 tỷ đồng với 1.792 hộ, đạt 67,62% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số" - bà Đinh Thị Nơk phấn khởi thông tin.
Thời gian tới, Hội ND huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH trong việc triển khai thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ủy thác và hiệu quả tín dụng chính sách.
Bên cạnh đó, Hội cũng tạo điều kiện cho hội viên nông dân nghèo có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi khác như Quỹ Hỗ trợ nông dân để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm một cách hiệu quả nhất.
Theo Thu Hà/danviet.vn
https://danviet.vn/binh-dinh-trong-ot-chi-thien-trai-ra-tua-tua-nong-dan-kha-gia-tra-duoc-von-vay-ngan-hang-20201124164524545.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã