Sau 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện đã gặt hái được những kết quả bước đầu trên tất cả lĩnh vực chính.
Tập trung phát triển theo chiều sâu
Từ nhiều năm qua, ngành nông nghiệp huyện Bình Sơn đã chuyển dần sang đầu tư về chiều sâu theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ thâm canh để tăng năng suất và hiệu quả, kết hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp. Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất có nhiều tiến bộ; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dồn điền đổi thửa được tập trung thực hiện; năng suất, chất lượng cây trồng tăng lên; giá trị thu nhập trên 01 đơn vị diện tích tăng cao.
Từ năm 2016 - 2020, Bình Sơn tiếp tục duy trì giữ diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng 770,54ha/năm, cây trồng chuyển đổi đem lại thu nhập cao hơn so với trồng lúa 10 - 20 triệu đồng/ha. Từng bước khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất tập trung phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Về tái cơ cấu trong phát triển ngành chăn nuôi, đến nay tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện có 149.939 con, đạt 85,75% kế hoạch năm 2020, bằng 82,26% so với thực hiện năm 2019; đàn gia cầm đến nay có 2.121,35 con, đạt 132,58% so với kế hoạch năm 2020 và bằng 124,81% so với thực hiện năm 2019. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 15.277,36 tấn, đạt 89,57% kế hoạch 2020 và bằng 88,46% so với thực hiện năm 2019. Tỷ lệ bò lai 80,81%, đạt 107,23% kế hoạch và bằng 108,73% so với thực hiện năm 2019. Tỷ lệ đàn bò lai đến tháng 10/2020 đạt 80,81%, tăng 5,45% so với cùng kỳ năm 2019. Phát triển từ chăn nuôi nông hộ trong khu dân cư sang hướng trang trại, gia trại, đối tượng nuôi chủ yếu là lợn hướng nạc, gà thả vườn và bò lai.
Về tái cơ cấu trong ngành thủy sản, số lượng tàu thuyền công suất lớn ngày càng tăng cao, sản lượng khai thác tăng, đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với bảo vệ chủ quyền lãnh hải quốc gia. Trên 80% tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.
Nông sản của huyện Bình Sơn được người dân tin dùng.
Ông Phạm Hồng Nguyên, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT kiêm Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng NTM huyện Bình Sơn, cho biết: Trong những năm qua, huyện đã hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, chuỗi liên kết, đến nay, trên địa bàn huyện đã được cấp nhãn hiệu Hành tím Bình Hải, Nén Bình Phú, Nghệ vàng Bình Châu. Đã cấp mã số, mã vạch và tem truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm dưa hấu Bình Thanh Tây và Hành tím Bình Hải.
Hiện nay, huyện tiếp tục đăng ký xây dựng nhãn hiệu, mã số, mã vạch và tem truy xuất nguồn gốc cây Kiệu Bình Long, dầu phụng Vạn Tường xã Bình Hải, ớt xã Bình Dương, ổi sạch Bình Hòa, Chanh thơm Bình Thanh, Măng tây Bình Trung. Nhiều cây trồng mới được đưa vào trồng thử nghiệm (cây măng tây, cây ba kích…); đang tiếp tục thực hiện Dự án Xây dựng vùng chuyên canh sản xuất củ hành tím đạt tiêu chuẩn VietGAP tại xã Bình Hải theo phương án được duyệt triển khai trong giai đoạn 2018 - 2021, hướng dẫn nông dân các bước thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP giai đoạn 2…
Diện mạo nông thôn khởi sắc
Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện xây dựng NTM, diện mạo nông thôn của Bình Sơn có nhiều khởi sắc, kinh tế phát triển theo hướng bền vững, hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Các mục tiêu Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn của huyện luôn đi đúng hướng, đạt kết quả khả quan, nhất là công tác xã hội hóa trong xây dựng cơ sở hạ tầng, mà trọng tâm là hạ tầng giao thông nông thôn.
Phấn đấu đến cuối năm 2020, số lượng tiêu chí bình quân các xã đạt 17,81 tiêu chí/xã, không còn xã đạt dưới 14 tiêu chí, nâng số xã đạt chuẩn NTM lên 16 xã; Khu dân cư nông thôn kiểu mẫu được công nhận 4 khu, theo kế hoạch đến cuối năm 2020 tăng thêm 6 khu, nâng tổng số KDC nông thôn kiểu mẫu được công nhận lên 11 khu. Đồng thời, đề nghị UBND tỉnh phân hạng, chứng nhận 4 sản phẩm OCOP đạt 3-4 sao.
Giai đoạn 2021-2025, phấn đấu xây dựng 05 xã: Bình Hải, Bình Chánh, Bình Châu, Bình An và Bình Thuận đạt chuẩn NTM; nâng số xã đạt chuẩn NTM huyện lên 21/21 xã, đạt 100%; đề nghị xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Phấn đấu có 40% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; xây dựng 69 khu dân cư nông thôn kiểu mẫu ở các xã đã đạt chuẩn NTM; Phát triển thêm ít nhất 05 sản phẩm mới theo chu trình OCOP chuẩn.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã