Không chỉ trồng dược liệu, nhiều hộ dân ở Lai Châu còn phát triển mạnh cây ăn quả thay thế cây anh túc.
Những năm qua, nhờ các chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước, nhiều địa bàn nóng về trồng và tái trồng cây thuốc phiện ở Lai Châu đã có những đổi thay rõ nét, những vườn anh túc đã lùi xa nhường chỗ cho những cây trồng khác...
Trước đây, huyện Sìn Hồ, được coi là điểm nóng về ma túy của tỉnh Lai Châu. Tệ nạn ma túy hoành hành khiến cho tình hình an ninh trật tự thôn bản phức tạp.
Anh Phùng Chiêu Mìn, ở bản Sìn Hồ Dao, thị trấn Sìn Hồ là người có thâm niên nghiện ma tuý nhiều năm trời. Cũng vì nghiện ma túy mà bao nhiêu của cải, trâu, bò của gia đình đều bị anh Mìn mang đi bán hết. Cuộc sống gia đình vô cùng khó khăn. Cách đây 2 năm, cấp ủy, chính quyền xã, các đoàn thể, cán bộ công an về tuyên truyền vận động anh Mìn đã tự nguyện đăng ký đi cai nghiện bằng phương pháp uống thuốc Methadone.
"Bây giờ thì mình đã bỏ hẳn được thuốc phiện, có sức khỏe để đi làm nương, làm ruộng, nuôi thêm con lợn con gà để phát triển kinh tế gia đình. Nhờ đó mà cuộc sống gia đình đã bớt khó khăn hơn rồi; các con được đi học đầy đủ", anh Mìn tâm sự.
Người dân huyện Sìn Hồ đưa cây dược liệu vào trồng, góp phần nâng cao thu nhập.
Người dân xã Tả Lèng (huyện Tam Đường) đưa giống ngô lai vào sản xuất, đạt năng suất cao.
Tương tự, những năm trước đây, bản vùng cao Thà Giàng Chải, xã Tả Ngảo, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu được biết đến là vùng trồng cây thuốc phiện lớn nhất khu vực Tây Bắc. Cũng do nghiện hút thuốc phiện, lười lao động, sau khi nhà nước cấm trồng thuốc phiện, người dân vẫn quanh quẩn với các cây trồng truyền thống hiệu quả kinh tế thấp như lúa, ngô nên đói nghèo bủa vây bản làng, với tỷ lệ trên 60%.
Đói nghèo kéo theo nhiều tập tục lạc hậu và con em trong bản được đến trường học chữ chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nhiều loại cây trồng mới đã thay thế cây thuốc phiện, mang lại cuộc sống bình yên cho người dân xã nghèo Tà Tổng, huyện Mường Tè.
Chị Giàng Thị Hoa, bản Thà Giàng Chải tâm sự: Bản có hơn 50 hộ, gần 300 nhân khẩu. Chỉ cách đây vài năm, trong bản vẫn có người nghiện và một số hộ vẫn lén lút trồng cây thuốc phiện. Phải đến khi cán bộ về cắm bản, đưa lớp đào tạo nghề về xã và hỗ trợ bà con trồng cây đương quy, nhận thức bà con mới thay đổi.
Do đương quy là cây dược liệu quý nên khi thu hoạch, các tư thương tìm về tận bản để mua, lại được giá, nhờ đó nhiều hộ đã thoát nghèo, cuộc sống dần ổn định.
Ông Đồng Văn Liệt - Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ cho biết, dựa vào các thế mạnh đặc thù của địa phương, huyện đã đào tạo nghề gắn với việc vận dụng các chính sách hỗ trợ cây, con giống. Đến nay, địa phương đã hình thành nhiều vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, gắn với bao tiêu sản phẩm. Chính những điều này đã tạo động lực giúp người dân vươn lên phát triển kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện bình quân hàng năm gần 6% và đến hết năm nay, ước tính còn dưới 24%.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025