Tiếp chúng tôi, bà Nguyễn Thị Nguyệt (57 tuổi, ngụ ấp 13, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau)-vợ ông nông dân Trần Văn Hận, cho biết, trước đó dù 2 vợ chồng siêng năng làm lụng, nhưng cuộc sống vẫn lâm vào cảnh thiếu trước hụt sau.
Vợ chồng ông Trần Văn Hận, ngụ ấp 13, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh (tỉnh Cà Mau),thu lãi trăm triệu đồng/năm nhờ trồng măng tre Mạnh Tông-loài cây bán không bỏ đi thứ gì.
Sau nhiều đêm trăn trở, bà Nguyệt và chồng là ông Trần Văn Hận quyết định rời quê đến ấp 13 nhận và khai khẩn đất rừng để phát triển kinh tế.
Trên mảnh đất mới, vợ chồng bà Nguyệt mang nhiều hy vọng đổi đời. Tuy nhiên, một lần nữa họ lại gặp thất bại do trồng các loại cây như chuối, mít, dừa không đem hiệu quả kinh tế.
Cuộc sống khó khăn đã khiến cho vợ chồng bà Nguyệt, ông Hận đôi lần họ có ý định buông bỏ. Nhưng với ý chí và sự cần cù, bà Nguyệt và chồng đã quyết định bám trụ với mảnh đất U Minh Hạ để nuôi hy vọng thoát nghèo.
Năm 1997, sau thời gian bàn bạc, vợ chồng bà Nguyệt quyết định tận dụng khoảng 0,5ha đất bờ, liếp trồng tre Mạnh Tông lấy măng bán. Không ngờ, kết quả đem lại ngoài mong đợi.
Thời gian đầu, vợ chồng bà Nguyệt chỉ trồng một vài chục gốc tre Mạnh Tông lấy măng làm thức ăn trong gia đình.
Tuy nhiên, nhờ tre Mạnh Tông cho măng to bự với năng suất cao nên vợ chồng bà mang măng ra chợ bán.
"Khi nhận thấy nhu cầu thị trường về măng Mạnh Tông khá cao, tôi quyết định trồng mới hơn 300 gốc tre Mạnh Tông để bán măng, lá, cây tre và cây giống...", bà Nguyệt nhớ lại.
Vợ chồng bà Nguyệt-ông Hận, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) quyết định tận dụng khoảng 0,5ha đất bờ, liếp trồng tre Mạnh Tông lấy măng bán.
Thời gian trước, bà Nguyệt phải đi xa để mang măng tre bán lẻ cho người dân và tiểu thương tại các chợ trên địa bàn huyện U Minh. Nhưng vài năm gần đây, do măng tre Mạnh Tông của gia đình bà được nhiều người biết đến nên chỉ cần gọi điện thì thương lái sẽ đến tận nhà thu mua.
Cuộc sống của gia đình bà Nguyệt, ông Hận, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) được cải thiện nhờ trồng tre Mạnh Tông lấy măng.
Hiện, măng tre Mạnh Tông được thương lái thu mua tận vườn với giá khoảng 10.000 đồng/kg.
Thông thường, vào mùa thuận (tháng 5 – 8 âm lịch) giá măng tre khá thấp do nguồn cung rất nhiều.
Tuy nhiên, vào mùa nghịch (tháng 1, 2 âm lịch) măng tre Mạnh Tông có giá từ 20.000 – 30.000 đồng/kg, nhưng vẫn không đủ bán.
Nói về kỹ thuật trồng tre Mạnh Tông lấy măng, theo ông Hận, trồng tre không phải tốn nhiều chi phí cũng như công chăm sóc.
Người trồng tre chỉ cực khoảng 3 tháng đầu vì thời gian này phải dành nhiều thời gian bón phân, vô đất, tưới nước...
Sau đó vài ngày mới tỉa nhánh, dọn cỏ một lần. Tre Mạnh Tông sau khi trồng khoảng 2 năm thì có thể thu hoạch măng và trung bình 1 gốc tre cho năng suất từ 70 - 80 măng/năm.
Nhờ bám trụ với cây tre Mạnh Tông mà cuộc sống gia đình bà Nguyệt ngày càng được cải thiện.
Thời gian này, cứ 3 ngày, gia đình bà Nguyệt sẽ thu hoạch măng tre một lần và năng suất đạt trên 300kg. Riêng, mùa nghịch năng suất giảm nên 7 ngày mới thu hoạch 1 lần.
Ngoài bán măng tre, vợ chồng bà Nguyệt-Hận, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh (tỉnh Cà Mau) còn bán giống.
Chia sẻ về những dự định trong tương lai, bà Nguyệt cho hay sẽ tiếp tục gắn bó với nghề. Đồng thời, tìm thêm đầu mối ở các chợ trong tỉnh để mở rộng diện tích trồng tre mạnh tông.
Măng tre có tên tiếng anh là Bamboo và tên khoa học là Bambusa spp được trồng nhiều ở các tỉnh thành của Việt Nam nói riêng và các nước Châu Á nói chung. Măng tre tươi có vị ngọt đậm đà nên dễ dàng chế biến thành các món ăn ngon.
Theo Chúc Ly - Ngọc Quyên/danviet.vn
https://danviet.vn/ca-mau-trong-loai-cay-ban-duoc-tat-tan-tat-khong-bo-di-thu-gi-ong-nong-dan-kiem-bon-tien-20201017203723086.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố