Học tập đạo đức HCM

Cấm chặt đào rừng, thủ phủ đào phai Hà Tĩnh "lên ngôi", hút khách đến xem cây, đặt cọc

Thứ hai - 01/02/2021 07:47
Còn hơn 2 tuần nữa mới đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, tuy nhiên ở thủ phủ đào phai xã Cẩm Hưng (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) đã tất bật khách đến xem, đặt cọc mua hàng tết. Người trồng đào ở đây cho biết, chưa bao giờ đào bản địa lại có sức hút lớn như năm nay.
Cấm chặt đào rừng, thủ phủ đào phai Hà Tĩnh 'lên ngôi', hút khách đến xem cây, đặt cọc

Hết thời đào rừng chơi Tết

Những năm trước, đào rừng vẫn giữ ngôi vương khi liên tục thu hút được người mua với dáng vẻ hoang dã, tự nhiên. Có một cành, thậm chí cả một cây đào rừng cổ thụ trong nhà ngày tết là niềm tự hào của nhiều gia chủ.

Một số khách "chịu chơi" ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh... còn sẵn sàng lên tận vùng rừng núi để săn những gốc đào rừng giá tới 15 triệu đồng trở lên. Tuy nhiên, sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm chặt đào rừng trong dịp tết Nguyên đán Tân Sửu thì xu hướng chơi đào của thực khách dần thay đổi. 

Dù mới đầu tháng Chạp song nhiều thương lái đã đổ về thủ phủ đào phai ở Hà Tĩnh để đặt cọc mua hàng Tết.

Đào rừng bị cấm, thủ phủ đào phai ở Hà Tĩnh hút khách - Ảnh 1.

Thời tiết thuận lợi, thủ phủ đào phai Cẩm Hưng (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) hứa hẹn một mùa bội thu.

Có mặt tại xã Cẩm Hưng (huyện Cẩm Xuyên) trong những ngày này, khắp đường làng, ngõ xóm là những nụ đào chúm chím chờ bung nở. So với nhiều năm, năm nay, lượng khách đến với làng đào Hưng Thắng tăng vọt. Dù còn hơn 2 tuần nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng gần như những gốc đào đẹp đã được thương lái đặt mua.
Hơn nửa tháng nay, vợ chồng ông Hà Huy Thắng (thôn Hưng Thắng, xã Cẩm Hưng) dồn sức chăm gần 200 gốc đào từ 2 – 3 năm tuổi.

 

Ông Thắng cho biết: "Năm nay, thời tiết thuận lợi nên chúng tôi "đon" lịch tuốt lá, chăm sóc để tạo sức cho hoa bung nụ đúng vào dịp tết. Khác với mọi năm, năm nay dù mới đầu tháng Chạp nhưng khách lẻ và thương lái đã đến tận vườn ngắm chọn đào phai".

Cũng theo ông Thắng, khách mua đào chủ yếu là thương lái ở TP. Vinh, TP. Hà Tĩnh, Quảng Bình… Hiện nay, một số khách quen đã gọi điện dặn trước. Mỗi gốc đào phai giá bán từ 300 – 700.000 đồng, cá biệt những gốc đào phai to, thế đẹp giá bán từ 800.000 đồng đến trên 1.000.000 đồng.

Đào rừng bị cấm, thủ phủ đào phai ở Hà Tĩnh hút khách - Ảnh 2.

Bà Hà Thị Tùng (thôn Hưng Thắng, xã Cẩm Hưng) cho biết, so với mọi năm, năm nay thời tiết thuận lợi nên đào sinh trưởng phát triển tốt.

Là một trong những vườn mẫu có hàng trăm gốc đào ở thôn Hưng Trung, bà Nguyễn Thị Lĩnh chia sẻ: "So với năm ngoái, năm nay thời tiết thuận lợi hơn nên cây đào sinh trưởng, phát triển rất tốt. Hiện nhà tôi có khoảng hơn 100 gốc đào trưởng thành có thể xuất bán với giá dao động mỗi gốc từ 500.000 đồng đến vài triệu đồng/cây".

Theo bà Lĩnh, cây đào không khó trồng, có thể sống ở nhiều loại đất. Tuy nhiên, để đào phát triển tốt, ra hoa đúng dịp phải trồng đào ở vùng đất tơi xốp, cao ráo và không trũng nước. Sau mỗi lứa đào bán đi, đất được xới lên và tạo thành từng luống cao để trồng lứa mới.

Cũng đang khấp khởi với một mùa đào bội thu, ông Lê Văn Hoán - một trong những hộ trồng đào lâu năm ở thôn Hưng Trung, chia sẻ: "Nếu như những năm trước, sau 15 âm lịch không khí mua bán mới bắt đầu nhộn nhịp thì năm nay, mới đầu tháng Chạp chúng tôi đã đón nhiều khách vào hỏi mua. Năm nay Chính phủ cấm đào rừng tự nhiên nên nhiều thương lái chuyển sang buôn đào ta”.

Niềm vui nhân đôi

Với đặc trưng hoa đơn, màu sắc không thắm đỏ như đào Nhật Tân nhưng lại có nhiều hoa, mùi hương đặc biệt xen lẫn nhiều lộc non, người chơi đào thường đặt cho cây đào xứ Cẩm Hưng là đào phai.

Những năm gần đây, cây đào phai được người dân xã Cẩm Hưng mở rộng diện tích và coi đây là cây trồng chủ lực. 

Theo thống kê, toàn xã hiện có hơn 500 hộ dân trồng đào phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, tập trung chủ yếu ở 3 thôn: Hưng Thắng, Hưng Trung, Hưng Tân. Trong đó có trên 200 hộ trồng với quy mô lớn từ 150 - 500 gốc đào, đưa lại nguồn thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng/hộ.

Đào rừng bị cấm, thủ phủ đào phai ở Hà Tĩnh hút khách - Ảnh 3.

Với đặc trưng hoa đơn, màu sắc không thắm đỏ như đào Nhật Tân nhưng đào phai lại có nhiều hoa, mùi hương đặc biệt xen lẫn nhiều lộc non nên rất được thị trường ưa chuộng.

Theo những người trồng đào lâu năm ở đây cho biết, nghề trồng đào "được mất nhờ trời" nên việc "đon" cho cây nở đúng dịp tết là khâu khó nhất. Năm nay, thời tiết thuận lợi khiến người trồng đào vui mừng, tin tưởng sẽ thu được thắng lợi khi đào "bung lụa" đúng dịp Tết.

Chị Hà Thị Tùng (thôn Hưng Thắng) chia sẻ: "So với năm ngoái, năm nay thời tiết thuận lợi hơn nên cây đào sinh trưởng, phát triển tốt. Hiện, nhà tôi có khoảng 300 gốc đào trưởng thành có thể xuất bán, với giá dao động mỗi gốc từ 500.000 đồng đến vài triệu đồng/cây".

Đào rừng bị cấm, thủ phủ đào phai ở Hà Tĩnh hút khách - Ảnh 4.

Khắp các đường làng, ngõ xóm là những nụ đào phai đang chúm chím chờ bung nở.

Còn anh Hà Huy Tuấn cho hay: "Năm ngoái, khách đặt cọc hơn 17 triệu đồng tiền mua đào nhưng sau đó thời tiết nắng quá khiến đào nở trước tết, chúng tôi phải trả lại tiền cọc cho khách. Năm nay, khả năng sẽ được mùa vì thời tiết khá thuận lợi".

Đào rừng bị cấm, thủ phủ đào phai ở Hà Tĩnh hút khách - Ảnh 5.

Mặc dù còn hơn 2 tuần nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng những gốc đào đẹp đã được khách đặt hàng.

Ông Đặng Hữu Tiến – Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Hưng cho biết: "Cây đào phai là cây trồng chủ lực theo đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân. Việc trồng đào ở đây dựa vào kinh nghiệm, hoa nở phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Như năm ngoái, thời tiết nắng nóng nên đào nở sớm và thu nhập của người dân không cao. Năm nay, thời tiết khá thuận lợi nên khả năng sẽ được mùa".

Theo Quỳnh Nga/danviet.vn
https://danviet.vn/cam-chat-dao-rung-thu-phu-dao-phai-ha-tinh-len-ngoi-hut-khach-den-xem-cay-dat-coc-20210123150237899.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập120
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại1,110,336
  • Tổng lượt truy cập91,190,551
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây