Học tập đạo đức HCM

Phúc Thọ hướng đến huyện nông thôn mới điển hình tiên tiến

Thứ ba - 02/02/2021 01:14
HNP - Sau 5 năm thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, phát triển làng nghề trên địa bàn, kinh tế nông thôn của huyện Phúc Thọ có nhiều chuyển biến rõ nét. Đây là nền tảng để Phúc Thọ nỗ lực phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới điển hình tiên tiến, phát triển theo quy hoạch, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa phù hợp với truyền thống của địa phương…

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ tham quan gian trưng bày các sản phẩm nông sản huyện Phúc Thọ


Chuyển hướng sản xuất mang tính bền vững
 
Điểm nổi bật trong 5 năm qua của huyện Phúc Thọ đó là cùng với đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, địa phương này tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ Lê Thị Kim Phương, nhờ thực hiện nhiều giải pháp tích cực, lĩnh vực trồng trọt của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng các cây trồng chất lượng, giá trị cao. Đến nay, toàn huyện có 480ha rau an toàn, 454ha hoa cảnh, cây cảnh, 1.002ha cây ăn quả, 3.063ha lúa chất lượng cao. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân năm 2020 của huyện đạt 2.525 tỷ đồng, tăng 606 tỷ đồng so với năm 2015. Còn trong chăn nuôi, với định hướng phát triển mô hình ứng dụng khoa học công nghệ, an toàn sinh học, tổng đàn gia súc, gia cầm năm 2020, tăng 1,4 lần so với năm 2015. Đáng chú ý, trên địa bàn huyện có 8 chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp, từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và một số mô hình nông nghiệp sinh thái gắn với kinh doanh - dịch vụ, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao, có tính bền vững.
 
Song song phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện tập trung cho 2 khâu đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn đó là phát triển kinh tế tư nhân và làng nghề. Trong đó, huyện tập trung củng cố, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã. Vì vậy, nhiều hợp tác xã, tổ đội sản xuất, hình thức hợp tác mới được hình thành, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Đến nay, huyện có trên 700 doanh nghiệp, 9.521 hộ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho 29.019 lao động. Các doanh nghiệp, hộ sản xuất đã chú trọng đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Năm 2020, tổng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản của huyện đạt 5.672 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 12,7%/năm. 
 
Bằng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, các làng nghề, làng có nghề trên địa bàn huyện Phúc Thọ duy trì, phát triển ổn định. Trong đó có 5 làng nghề (Linh Chiểu, xã Sen Phương; Thượng Hiệp, xã Tam Hiệp; Hạ Hiệp và Đồng Hối, xã Tam Hiệp; Thôn Đông, xã Phụng Thượng) được thành phố công nhận; 3 làng đang phát triển các ngành nghề mới gồm: Triệu Xuyên, xã Long Xuyên; Hát Môn, xã Hát Môn; Phú An, xã Thanh Đa với tổng số 1.332 cơ sở, hộ sản xuất, giải quyết việc làm cho 5.518 lao động. Để thúc đẩy phát triển làng nghề, ngoài sự nỗ lực của huyện Phúc Thọ trong phát triển các cụm công nghiệp để tạo mặt bằng phục vụ sản xuất, năm 2020, UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng 6 cụm công nghiệp (Tam Hiệp, Nam Phúc Thọ, Liên Hiệp, Thanh Đa, Long Xuyên, Võng Xuyên) với tổng nguồn vốn đầu tư gần 2.000 tỷ đồng.
 
Kinh tế phát triển, huyện Phúc Thọ có thêm nguồn lực để đầu tư cho xây dựng nông thôn mới. Đến nay, 100% số xã của huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành trước mục tiêu đề ra 2 năm; 9/9 tiêu chí về xây dựng huyện nông thôn mới đều đạt. Huyện Phúc Thọ đã hoàn tất hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2020.
 
Phát triển đồng bộ, vững chắc
 
Xây dựng trở thành huyện nông thôn mới điển hình tiên tiến, đây là “đích” của huyện Phúc Thọ trong giai đoạn 2021-2025. Để hoàn thành mục tiêu này, huyện Phúc Thọ sẽ tập trung triển khai thực hiện 3 trụ cột, trong đó, phấn đấu đến năm 2025 có 7 xã đạt nông thôn mới nâng cao; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 85 triệu đồng/người/năm trở lên; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 550 triệu đồng/ha/năm… Trong phát triển kinh tế tư nhân và làng nghề, trung bình mỗi năm, thêm 120-150 doanh nghiệp; duy trì, phát triển 5 làng nghề hiện có, đồng thời, đề xuất thành phố công nhận thêm 3 làng nghề của huyện…
 
Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ Lê Thị Thu Hằng chia sẻ, huyện Phúc Thọ đang hướng đến một địa phương phát triển toàn diện, đồng thời là một vùng quê đáng sống, với môi trường xanh sạch, các chế độ an sinh tốt cho người dân. Theo định hướng này, ngoài việc triển khai thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp, Huyện ủy Phúc Thọ cũng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị, cá nhân, bảo đảm “rõ  người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả”, “một việc - một đầu mối xuyên suốt”. Trong đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Phúc Thọ chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn huyện xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, phát triển làng nghề. HĐND huyện nghiên cứu, xem xét, thông qua cơ chế, chính sách hỗ trợ. UBND huyện xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức triển khai thực hiện chương trình trên. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện căn cứ chức năng, nhiêm vụ quán triệt, tuyên truyền và có giải pháp để thực hiện, bảo đảm phù hợp với từng địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện…
 
“Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng với sự đồng thuận, nỗ lực của các tầng lớp nhân dân, huyện Phúc Thọ sẽ hoàn thành mục tiêu phát triển theo quy hoạch, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, giàu bản sắc văn hóa phù hợp với truyền thống của địa phương; xây dựng cuộc sống văn minh, môi trường sinh thái, cảnh quan xanh, nông nghiệp sạch, văn hóa đẹp, gắn kết hợp lý giữa phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị…”, Bí thư Huyện ủy Phúc Thọ Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Theo Thanh Bình/hanoi.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập111
  • Hôm nay24,584
  • Tháng hiện tại1,037,971
  • Tổng lượt truy cập91,101,364
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây