Hiện, tại ấp An Hòa (An Phú, Củ Chi) có hai vườn măng tây (hay rau hoàng đế) rộng 5ha. Chủ nhân của những vườn măng tây này là lão nông Ba Nhoai (Phạm Đức Nhoai).
Trồng rau "hoàng đế" hữu cơ
Trong cái nắng khô khốc, ông Ba Nhoai và 6 nhân công chăm sóc vườn măng tây tiền tỷ. Theo ông Ba Nhoai, trồng măng tây không phải cứ có tiền, muốn làm là làm được.
Bà Phan Thị Thanh Công - Chủ tịch Hội ND xã Bình Lợi cho biết, mô hình trồng thanh long của anh Trung cho hiệu quả kinh tế tốt. Hội ND xã đang có dự định hỗ trợ anh Trung đưa sản phẩm thanh long lên bán trên hệ thống các trang mạng xã hội, cũng như các hệ thống bán buôn.
Để có những vườn măng tây này, lão nông Ba Nhoai đã đầu tư hàng tỷ đồng. Cứ mỗi ha ông đầu tư hết 700 triệu đồng. Để có giống măng tây, ông Ba Nhoai nhập hạt từ Mỹ. Sau khi ươm hạt khoảng 2 tháng, các bầu giống măng tây sẽ được đưa ra vườn trồng với 24.000 bầu/ha.
Không chỉ đầu tư cho cây giống, ông Ba Nhoai còn tập trung vào các giải pháp hữu cơ phân, thuốc cho vườn măng tây. Vì đây là loại rau cao cấp nên phải dùng phân hữu cơ và thuốc trừ sâu sinh học, như: Phân trùn quế, thuốc xử lý sâu là hỗn hợp chế phẩm bằng ớt, sả, tỏi…
Theo ông Ba Nhoai, với việc tập trung đầu tư đúng quy trình, nông trại rau "hoàng đế" này sẽ thu hoạch 8 - 9 năm. Lão nông Ba Nhoai tính, đến năm thứ 3, mỗi công đất măng tây sẽ cho thu hoạch hơn 100kg/ngày. Măng tây có thể thu hoạch liên tục 9 tháng/năm.
Vườn thanh long độc nhất Sài thành
Trong khi đó, tại xã Bình Lợi (Bình Chánh), lọt thỏm giữa hàng trăm ha mai xuất hiện vườn thanh long rộng gần 2ha của anh nông dân Nguyễn Tấn Trung. Đây là vườn trồng thanh long có quy mô lớn và duy nhất ở TP.HCM.
Xã Bình Lợi từ lâu được mệnh danh là "rốn" phèn của thành phố. Để trồng thanh long trên đất phèn, anh Tấn Trung cho lên mô. Mỗi mô là một gốc thanh long. Hiện, anh Trung có 1.800 gốc thanh long. Giữa hai hàng mô trồng thanh long, anh xẻ kênh để xả phèn.
Theo anh Trung, trồng thanh long trên đất phèn năng suất không bằng nơi khác. Thay vì mỗi gốc thanh long thu hoạch được 12kg, thì tại đây chỉ khoảng 8kg. Tính chung, mỗi năm anh Trung bán ra khoảng 40 tấn thanh long và thu về khoảng 200 triệu đồng.
Nhằm nâng cao giá trị cho trái thanh long, khoảng 2 năm nay, anh Trung bắt đầu trồng thanh long theo hướng sản xuất hữu cơ. "Hiện, phân, thuốc để trồng thanh long tôi đã chuyển sang dùng dạng hữu cơ"- anh Trung thổ lộ.
Anh Trung cho rằng, khi dùng phân hữu cơ, trái thanh long sẽ cho chất lượng tốt hơn trồng thường, như: Ngọt và thơm hơn. Cùng kích cỡ, nhưng trái thanh long trồng hữu cơ nặng hơn…
Tuy nhiên, khi dùng phân hữu cơ, mẫu mã, màu sắc trái thanh long không đẹp bằng trồng thường. Anh Trung cho biết, sắp tới sản phẩm thanh long hữu cơ anh trồng sẽ cố gắng chen chân vào kệ siêu thị.
Bà Phan Thị Thanh Công-Chủ tịch Hội ND xã Bình Lợi cho biết, mô hình trồng thanh long của anh Trung cho hiệu quả kinh tế tốt. Hội ND xã đang có dự định hỗ trợ anh Trung đưa sản phẩm thanh long lên hệ thống các trang mạng xã hội, cũng như các hệ thống bán buôn.
Trần Cửu Long/Danviet.vnNhững tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã