Học tập đạo đức HCM

Chọn lựa, nghiên cứu chuyên sâu một số giống cá có giá trị kinh tế cao

Thứ ba - 17/08/2021 01:23
Ở hạ lưu sông Mê Kông, ĐBSCL hội tụ đa dạng chủng loài cá nước ngọt. Nhờ kỹ thuật sinh sản nhân tạo, nhiều loài cá nuôi thương phẩm có giá trị rất cao.
Công ty Phạm Nghĩa đầu tư vùng nuôi cá thác lác theo tiêu chuẩn GlobalGAP tại TP Cần Thơ. Ảnh: HĐ.

Công ty Phạm Nghĩa đầu tư vùng nuôi cá thác lác theo tiêu chuẩn GlobalGAP tại TP Cần Thơ. Ảnh: HĐ.

Ở vùng sông nước ĐBSCL, trong 30 năm qua sản phẩm cá tra Việt Nam nổi tiếng trên thị trường thế giới là một trong hàng ngàn loài cá nước ngọt có sức sống mạnh mẽ. Từ lâu cá tra, basa cùng nhiều loài trong họ cá da trơn được người dân trong vùng thuần dưỡng, nuôi bè hay nuôi trong ao, hồ làm thực phẩm chế biến món ăn ngon trong gia đình.

Trước đây nguồn con giống chủ yếu từ trong tự nhiên. Kể từ đầu thập niên 1990 khi thị trường xuất khẩu cá tra mở ra cùng với kỹ thuật sinh sản nhân tạo giống cá tra thành công mở ra ngành hàng cá tra không ngừng phát triển. Cá tra trở thành sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của nước ta.

Tuy nhiên, ĐBSCL không chỉ có cá tra, cá basa. Khu hệ cá nước ngọt ở vùng sông nước kênh rạch chằng chịt này được các nhà nghiên cứu đánh giá vô cùng đa dạng, phong phú của hệ động vật Việt Nam. Nằm ở cuối dòng Mê Kông, vào mùa lũ có thêm nước từ biển Hồ (Campuchia) đổ về nên hệ cá nước ngọt của hệ thống sông Cửu Long vô cùng phong phú về mặt chủng loài và số lượng cá. Nguồn lợi thủy sản cá nước ngọt cung cấp thực phẩm và sinh kế cho hàng triệu cư dân trong vùng.

Cá vồ đém ở ĐBSCL đang được nuôi nhiều và tiêu thụ nội địa. Ảnh: HĐ.

Cá vồ đém ở ĐBSCL đang được nuôi nhiều và tiêu thụ nội địa. Ảnh: HĐ.

Theo các công trình nghiên cứu khảo sát, sông Mê Công có khoảng 1.200 loài cá đại diện cho nhiều họ, đa dạng về mặt hình thái và đời sống. Riêng vùng ĐBSCL có trên 250 loài cá nước ngọt, trong đó khoảng 50 loài có giá trị kinh tế cao. Tuy vậy, hiện chỉ thỉnh thoảng có 50-100 loài đánh được thường xuyên và chủ yếu ở những vùng đồng bằng, nơi có nhiều cư dân. Theo ước tính, vùng hạ lưu sông Mê Công sản lượng nghề cá nội địa đánh bắt được ít nhất là 2 triệu tấn/năm và mức cao hơn có gần 3 triệu tấn/năm. Số lượng cá khai thác ngoài tự nhiên chiếm phần lớn là cá trắng di cư theo dòng sông Mê Công.

Trong những năm gần đây, thách thức trước biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt. Mùa khô hàng năm ở ĐBSCL thường xuyên đối mặt hạn hán và xâm nhập mặn theo các cửa sông vào sâu vùng nội địa. Bên cạnh đó, ở đầu nguồn sông Mê Công việc xây đập làm thay đổi dòng chảy cùng với nạn phá rừng đã tác động mạnh, đe dọa đến sinh cư của nhiều loài cá nước ngọt. Mặt khác, việc khai thác, đánh cá quá mức các loài cá đã làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ở sông, hồ ngoài tự nhiên. Trong đó có những loài cá có kích thước lớn như cá tra dầu, cá vồ cờ…có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.

Dù vậy, trong 30 năm qua với những nỗ lực nghiên cứu khoa học không ngừng của các viện, trường cùng trung tâm nghiên cứu thủy sản các tỉnh thành trong vùng ĐBSCL, hiện đã có hàng chục loài cá nước ngọt bản địa được cho sinh sản nhân tạo thành công. Trong đó có gần 20 loài cá quý hiếm có tiềm năng được sản xuất giống, nuôi thương phẩm tạo giá trị kinh tế cao. Các loài cá da trơn vồ cờ, vồ đém, tra nghệ, ngát, lăng nha hay cá chạch lấu, chạch lửa…Nhóm cá sông có vẩy: Cá hô, trà sóc, ngựa, he, mè…và nhóm cá đồng rất phong phú, gồm cá lóc, trê, rô, sặc, lươn, tai tượng…

Cá hô nước ngọt được nhiều hộ nuôi cá thương phẩm trong vùng ĐBSCL. Ảnh: HĐ.

Cá hô nước ngọt được nhiều hộ nuôi cá thương phẩm trong vùng ĐBSCL. Ảnh: HĐ.

Theo Bộ NN-PTNT, hàng năm các tỉnh ĐBSCL có trên 200.000 ha mặt nước được thả nuôi cá nước ngọt. Từ nguồn con giống sinh sản nhân tạo, nghề nuôi cá của cư dân trong vùng phát triển với nhiều phương thức nuôi thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến. Vào mùa lũ đầu nguồn, nước dâng lên người dân vùng ven sông Tiền, sông Hậu còn phát trển nghề nuôi cá trong bè, nuôi đăng quầng.

Nhận định về các giống cá bản địa phục vụ phát triển nghề nuôi cá nước ngọt ở ĐBSCL, PGS TS Dương Nhựt Long, Khoa Thủy sản - Trường Đại học Cần Thơ, cho rằng các loài cá nước ngọt gồm cá trắng và cá đồng hiện đã cho sinh sản nhân tạo thành công khá nhiều. Nhưng mới chỉ có một số loài các được sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Ở các nước khác cũng phát triển nghề nuôi cá nước ngọt với trình độ nghiên cứu chuyên sâu. Có thể thấy như Nhật Bản đầu tư nghiên cứu 2-3 loài cá chuyên biệt có giá trị kinh tế cao như cá bơn nổi tiếng trện thế giới, cá chình đã phát triển trên 10 năm qua.

Theo PGS TS Dương Nhựt Long, vùng ĐBSCL với ưu thế nhiều loài cá nước ngọt đa dạng, tiềm năng triển vọng khai thác mang lại lợi ích kinh tế lớn mà cá tra là điển hình đang phát triển theo chuỗi ngành hàng xuất khẩu khắp thế giới. Việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo một số loài cá vừa qua nhằm vào một số loài có nguy cơ cạn kiệt để bảo vệ, duy trì nguồn lợi thủy sản bản địa, như: Cá phèn, cá cháy, cá lẹp…Đồng thời chú trọng chọn lựa, nghiên cứu chuyên sâu một vài giống cá có giá trị kinh tế cao, có khả năng nuôi đạt năng suất cao, sản lượng đủ lớn để phát triển thành chuỗi ngành hàng từ hoạt động mở rộng vùng nuôi đến chế biến xuất khẩu là rất cần thiết.

Quan sát thị trường triển vọng một số loài cho thấy cá thác lác ít xương, cho thịt dai, ngọt thực khách các nước Châu Âu rất thích. Đối với lươn nuôi, con giống đã chủ động sản xuất. Sản phẩm thăm dò được thị trường nhiều nước ưa chuộng. Còn các loài cá lóc, cá rô, cá sặc rằn hay một số loài cá đồng khác…đang được nông dân trong vùng ĐBSCL mở rộng vùng nuôi cung ứng cho thị trường nội địa ngày càng tăng cao.

Nghiên cứu, chọn tạo các giống nông nghiệp có chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng được tích hợp vào Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 tại Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020. Bộ NN- PTNT đã và đang chỉ đạo nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản, trong đó có xác định rõ mục tiêu phát triển 3 đối tượng giống chủ lực của vùng đến năm 2025 và năm 2030 là thủy sản, trái cây, lúa gạo.

Theo Hữu Đức - Minh Đảm/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/chon-lua-nghien-cuu-chuyen-sau-mot-so-giong-ca-co-gia-tri-kinh-te-cao-d300174.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập189
  • Hôm nay22,007
  • Tháng hiện tại54,748
  • Tổng lượt truy cập91,228,477
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây