Theo đó, mục đích của phong trào thi đua là phát huy những kết quả đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án cơ cấu lại nông nghiệp tỉnh Tây Ninh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Trong quá trình thực hiện phong trào thi đua, địa phương sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai hiệu quả các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp như: Triển khai thực hiện chính sách về đất đai nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, khuyến khích và tạo điều kiện tập trung, tích tụ đất nông nghiệp, sử dụng linh hoạt đất nông nghiệp.
Ông Nguyễn Thanh Ngọc - Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, việc thi đua sẽ góp phần nâng cao trình độ nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, như: Tăng cường thực hiện các đề tài, đề án, dự án khoa học công nghệ lĩnh vực nông nghiệp; ưu tiên thực hiện trên các cây trồng, vật nuôi chủ lực được khuyến khích phát triển, nhất là về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, phù hợp điều kiện tự nhiên và khí hậu ở địa phương, kháng sâu bệnh.
Tạo điều kiện phát triển mạnh các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện sản xuất của nông dân, nhất là các hình thức sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, hướng tới đáp ứng yêu cầu xuất khẩu (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ). Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số 4.0 và hệ thống phần mềm truy xuất nguồn gốc vào sản xuất nông nghiệp…
Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cũng chia sẻ: Từ phong trào thi đua, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn sẽ được đầu tư phát triển hơn; các địa phương sẽ thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng đồng bộ hạ tầng nông thôn, phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng phù hợp quy hoạch, gắn với cơ cấu lại nông nghiệp.
Trong đó, tập trung hoàn thành các đề án, dự án trọng điểm, dự án kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025, nhất là dự án tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ Đông giai đoạn 2 (kiên cố hoá kênh chính, kênh cấp I, II, III); thực hiện nâng cấp hạ tầng thuỷ lợi kết hợp giao thông nội đồng phục vụ chuyển đổi cây trồng theo định hướng cơ cấu lại nông nghiệp.
Tỉnh khuyến khích các nhà máy chế biến, nhất là chế biến mía, mì, cao su cơ cấu lại theo hướng chuyên sâu, ứng dụng và chuyển đổi thiết bị, công nghệ chế biến, dây chuyền sản xuất hiện đại, tiên tiến, hướng đến đa dạng các loại sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn thị trường xuất khẩu.
Tỉnh đặc biệt quan tâm thu hút doanh nghiệp đầu tư nhà máy, kho xưởng phục vụ ngành chế biến và bảo quản rau, quả; nhà máy giết mổ gia súc, chế biến thịt; nhà máy chế biến sữa; nhà máy chế biến thuỷ sản và chế biến gỗ...
Theo Trần Trung/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/phat-dong-phong-trao-thuc-hien-de-an-co-cau-lai-nganh-nong-nghiep-d300245.html
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã