Học tập đạo đức HCM

Đại gia súc: Chiến lược mới trong chăn nuôi

Thứ ba - 26/01/2021 08:28
Những năm gần đây, dịch bệnh đang tấn công vào các loại gia cầm và đàn lợn gây nhiều thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi và biến động thị trường. Phát triển chăn nuôi đại gia súc đang được coi là hướng đi ưu tiên trong “Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2030”.
Tập trung chăn nuôi bò sữa là hướng phát triển tích cực trong ngành chăn nuôi.
Ảnh: VGP/Đỗ Hương
Dư địa lớn

Theo thống kê của ngành NN&PTNT, tổng sản lượng thịt đại gia súc các loại của Việt Nam sản xuất một năm chỉ khoảng 330.000 tấn, trong khi đó, lượng thịt tiêu thụ trong cả nước khoảng 5 triệu tấn, như vậy, cơ cấu đại gia súc mới chiếm từ 6-7%, thường ở nhiều nước trên thế giới chiếm tỉ trọng 25%. Đây là dư địa rất lớn cho phát triển đại gia súc.

Ngoài ra là nhu cầu về sữa, hiện cả nước mới có khoảng 300.000 con bò sữa, sản lượng 960.000 tấn; bình quân sử dụng sữa đạt khoảng 20 lít/người/năm, thế giới là 81 lít. Như vậy, nhu cầu thịt và sữa trên thị trường đang rất thiếu, là cơ hội tốt để phát triển chăn nuôi đại gia súc.

Trong “Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chăn nuôi đại gia súc nhận được nhiều ưu tiên. Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), Việt Nam có đủ tiềm năng để phát triển đàn đại gia súc.

Theo đó, năm 2020, Bộ NN&PTNT chỉ đạo tập trung phát triển gia súc ăn cỏ, trong đó có phát triển chăn nuôi bò sữa, bò thịt để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng tăng về thịt, sữa và xuất khẩu sữa, sản phẩm sữa. Tổng đàn bò thịt đạt 5,9 triệu con, tăng 4,2% so với năm 2019, trong khi sản lượng thịt bò hơi đạt khoảng 372.500 tấn, tăng khoảng 4,8%, so với năm 2019. Tổng đàn bò sữa đạt hơn 335.000 con, tăng 7,9% so với năm 2019. Sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất trong nước đạt hơn 1,1 triệu tấn tăng 12,9% so với năm 2019. Đàn đê thịt đạt trên 2,9 triệu con, tăng 11,5%, trong khi sản lượng thịt đạt 38.700 tấn, tăng 22% so với năm 2019.

Đây là những kết quả rất khả quan về phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ trong bối cảnh có dịch tả lợn châu Phi, đầu tư cho an toàn sinh học trong chăn nuôi lợn ở quy mô nông hộ còn rất hạn chế thì việc chuyển đổi sang chăn nuôi gia súc ăn cỏ để bảo đảm sinh kế, thu nhập cho người nông dân là rất thiết thực.

Mới đây, tại hội nghị triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi vụ Đông Xuân 2020-2021 diễn ra tại tỉnh Hòa Bình, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến tiếp tục nhấn mạnh, việc bảo vệ đàn vật nuôi có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ đáp ứng nguồn thực phẩm tiêu dùng mà còn đảm bảo thu nhập cho nông dân.  

Nhấn mạnh đến đặc điểm thời tiết của vụ Đông Xuân năm 2020-2021, dự báo sẽ rét đậm, rét hại và thời gian kéo dài, bài học kinh nghiệm trong năm 2007-2008 đã làm chết hơn 200.000 con trâu, bò, và ảnh hưởng nề đến ngành chăn nuôi, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu, các địa phương phải chủ động thực hiện các hoạt động cụ thể về phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi, đặc biệt là gia súc. Đồng thời, cử các đoàn công tác đi chỉ đạo trực tiếp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc phòng chống đói, rét, nhất là ở các địa phương vùng cao, nơi vật nuôi có nguy cơ bị ảnh hưởng nhiều do đói, rét.

Ưu tiên phát triển đàn bò sữa

Trong chiến lược phát triển đàn gia súc nhai lại, đàn bò sữa được ưu tiên hàng đầu. Theo ông Tống Xuân Chinh, ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa đang trong giai đoạn “thiên thời, địa lợi” thể hiện ở những điểm quan trọng sau: Sản xuất trong nước mới đáp ứng được 40% nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của cả nước nên còn nhiều dư địa; nhu cầu tiêu dùng nội địa đối với sữa, sản phẩm sữa ngày càng cao do tăng thu nhập, công nghiệp hóa, đô thị hóa và chuyển đổi dinh dưỡng của người tiêu dùng.

Xuất khẩu sữa, sản phẩm sữa đã, đang và sẽ có cơ hội to lớn cho Việt Nam khi nước ta đã ký kết 14 hiệp định tự do thương mại với các đối tác trên thế giới, đặc biệt là 3 hiệp định tự do thương mại thế hệ mới gồm TPTTP, EVFTA, RCEP và đặc biệt là Nghị định thư xuất khẩu sữa giữa Việt Nam và Trung Quốc; ngành chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa của Việt Nam có mức độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đứng đầu Đông Nam châu Á với các doanh nghiệp hàng đầu như Vinammilk, TH milk, Nutifood…

“Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1520/QĐ-TTg ngày 06/10/2020, trong đó có định hướng lâu dài cho phát triển bền vững chăn nuôi bò sữa đạt tổng đàn 700.000 con và 2,6 triệu tấn sữa tươi nguyên liệu vào năm 2020. Tuy Việt Nam không có lợi thế về đồng cỏ tự nhiên như Mỹ, Australia, Hà Lan,… nhưng có nguồn thức ăn thô từ phụ phẩm công-nông nghiệp ước đạt trên 45 triệu tấn, đặc biệt là rơm lúa, để có thể bảo quản, chế biến làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ, trong đó có bò sữa.

Theo chia sẻ của lãnh đạo Cục Chăn nuôi, Việt Nam có nhiều giống trâu, bò bản địa chất lượng thịt rất tốt, Cục Chăn nuôi đã có kế hoạch nhằm bảo tồn, phát triển những giống đại gia súc bản địa.

Cụ thể, nước ta có một giống trâu đầm lầy (Swamp buffalo) thuộc họ Bubalus bubalus và 3 loài bò gồm bò vàng, bò H’mông và bò U đầu rìu. Trong 3 giống bò nêu trên thì giống bò H’mông và bò U đầu rìu đã được đưa vào kế hoạch bảo tồn của Bộ NN&PTNT.

“Trên cơ sở lưu giữ, bảo tồn và phát triển các giống bò quý này, đặc biệt là bò H’mông, để làm nguyên liệu cho quá trình chọn tạo, lai tạo giống bò ở nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu chăn nuôi ở từng vùng sinh thái, từng phương thức chăn nuôi. Chăn nuôi bò sinh sản và chăn nuôi bò vỗ béo đang là một sinh kế quan trọng của các hộ chăn nuôi ở vùng nông thôn ở nhiều địa phương”, ông Chinh cho biết.

Theo Đỗ Hương/baochinhphu.vn
https://baochinhphu.vn/Kinh-te/Dai-gia-suc-Chien-luoc-moi-trong-chan-nuoi/420785.vgp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập138
  • Hôm nay32,638
  • Tháng hiện tại1,059,357
  • Tổng lượt truy cập91,122,750
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây