Học tập đạo đức HCM

Đồng Nai: Thất bát vì lợn, gà, chuyển sang nuôi con không chân, không bùn thu lãi hàng trăm triệu

Thứ ba - 26/01/2021 08:22
Nuôi lươn không bùn đang được nhiều nông dân ở huyện Trảng Bom, Đồng Nai chọn làm nghề chính. Nhờ vậy, kinh tế của nhiều hộ gia đình khấm khá hơn.

Với ưu điểm chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao, dễ chăm sóc, ít dịch bệnh, phù hợp với các hộ có quy mô đất ít, mô hình nuôi lươn không bùn đang được nhân rộng ở đây.

Từ lợn, gà sang nuôi lươn

Ông Nguyễn Danh Uy - Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi lươn không bùn xã An Viễn, huyện Trảng Bom, một trong những nông dân đầu tiên ứng dụng mô hình này cho biết, trước đây ông nuôi gà, nhưng giá cả lên xuống thất thường nên chuyển sang nuôi lợn. 

Năm 2017, giá lợn xuống tận đáy, ông bị thua lỗ nặng và quyết định cải tạo chuồng trại nuôi lươn không bùn theo tiêu chuẩn VietGAP. Dù chỉ mới áp dụng hơn 4 năm nay, nhưng nghề này đang mang lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho ông Uy.

Làm giàu nhờ nuôi lươn không bùn - Ảnh 1.

Với giá lươn không bùn ổn định ở mức 160.000 đồng/kg, trong trường hợp giá lươn khoảng 200.000 đồng/kg, người nuôi lời khoảng 100.000 đồng/kg.

Theo lãnh đạo UBND huyện Trảng Bom, các hộ phát triển mô hình nuôi lươn phải nắm vững quy trình kỹ thuật chăm sóc và xử lý nguồn nước; liên kết với các tổ hợp tác đặt hàng để có nguồn giống sạch và ổn định,… Huyện sẽ tạo điều kiện hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, kết nối đầu vào, đầu ra và giúp người nông dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển mô hình này.

Với 8 bể nuôi, mỗi bể 5m2, ông Uy thả khoảng 3.000 con lươn giống. Sau 8 tháng, mỗi bể cho thu hoạch khoảng 400kg. 

Với giá lươn ổn định ở mức 160.000 đồng/kg, tỷ lệ lợi nhuận khá cao, trong trường hợp giá lươn khoảng 200.000 đồng/kg, người nuôi lời khoảng 100.000 đồng/kg. 

Theo ông Uy, chi phí đầu tư nuôi lươn không bùn thấp hơn nhiều so với nuôi lợn, nuôi gà công nghiệp. Lươn là giống ít bị dịch bệnh, không mất nhiều công chăm sóc, giá cả và đầu ra lại ổn định. Người nuôi có thể tận dụng đất xung quanh nhà làm bể nuôi lươn.

Ngoài việc nuôi lươn thương phẩm, ông Uy nhập lươn giống phân phối cho người nuôi trong xã và các xã lân cận. Hiện tại, ông Uy là Tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi lươn không bùn xã An Viễn với số lượng hàng chục xã viên tham gia.

Còn bà Nguyễn Thị Mai, sau dịch tả lợn châu Phi cũng chuyển sang nuôi lươn không bùn quy mô lớn. Bà Mai cho biết, lúc đầu bà nuôi 2 ô với số lượng 3.000 con. Quá trình nuôi bà cho lươn ăn trùn quế, cám chuyên dùng cho loại cá da trơn; xử lý nước bằng đá san hô và nước lá xoan, tỏi, ớt xay pha loãng. 

Sau 6 tháng, lươn đạt trọng lượng gần 200g/con, bà bán và thu lời hơn 50 triệu đồng. Thấy hiệu quả cao, bà Mai đã mở rộng lên 19 ô và thả hơn 3 triệu con lươn giống. 

"Tôi có mối lươn giống chất lượng, có chỗ bao tiêu đầu ra. Tôi quyết định đầu tư lớn mục đích là để phục hồi lại kinh tế sau nhiều năm thất bại vì lợn, gà…"- bà Mai nói.

Mô hình hay

Ông Nguyễn Thanh Lập cũng là một người khấm khá lên nhờ nuôi lươn không bùn ở Trảng Bom, đang dự kiến cải tạo chuồng lợn để xây khoảng 180 hồ với năng suất khoảng 4 triệu con lươn/lứa. 

Theo ông Lập, nuôi lươn không bùn không đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, mô hình chăn nuôi này không gây ô nhiễm môi trường, phù hợp với các hộ ở vùng đô thị, hộ nông dân có ít đất sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trảng Bom cho biết, thực hiện chương trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi nhằm giúp người nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, UBND huyện đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp bền vững triển khai dự án xây dựng mô hình, chuyển giao kỹ thuật sản xuất lươn giống và nuôi thương phẩm lươn đồng chất lượng cao. 

Để phát triển mô hình một cách bài bản, huyện đã tổ chức cho nông dân các xã đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi ở Tây Ninh, Vĩnh Long, Bà Rịa-Vũng Tàu…

Hội Nông dân huyện cũng phối hợp với các cơ quan tập huấn quy trình kỹ thuật làm ô nuôi, chăm sóc lươn và nuôi trùn quế làm thức ăn cho lươn. Sau đó, Hội hướng dẫn thành lập 2 tổ hợp tác nuôi lươn không bùn tại xã An Viễn và xã Sông Trầu; triển khai dự án vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam với tổng số tiền 800 triệu đồng cho các hộ đầu tư chuồng trại và mua con giống. UBND uyện Trảng Bom cũng quyết định hỗ trợ nguồn vốn 500 triệu đồng phát triển mô hình. 

Theo Nha Mẫn/danviet.vn
https://danviet.vn/dong-nai-that-bat-vi-lon-ga-chuyen-sang-nuoi-con-khong-chan-khong-bun-thu-lai-hang-tram-trieu-20210125180243786.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập152
  • Hôm nay32,638
  • Tháng hiện tại1,059,235
  • Tổng lượt truy cập91,122,628
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây