Học tập đạo đức HCM

Dân bản nghèo Tây Bắc đổi đời nhờ những đồi “vàng xanh” triệu đô

Thứ năm - 22/10/2020 23:57
Từ một xã nghèo của huyện Tam Đường (Lai Châu), nhưng nhờ cuộc "cách mạng" chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến nay sau gần một thập kỷ, đồng bào các dân tộc xã Bản Bo đã có thu nhập cao, đời sống ổn định, từng bước vươn lên làm giàu.

Năm 2009, huyện Tam Đường có 14 xã và một thị trấn, trong đó xã Bản Bo là xã nghèo đứng thứ ba của huyện Tam Đường. Cũng vì cái đói, cái nghèo nên các tệ nạn xã hội xuất hiện, khiến cuộc sống của bà con càng thêm vô vàn khó khăn.

Nhưng giờ đây, có mặt ở Bản Bo vào một ngày đầu tháng 10, điều đầu tiên nhận thấy là sự thay da đổi thịt của mảnh đất này. Những nông dân hăng say lao động, những mái nhà kiên cố, khu chợ xã sầm uất và những con đường bê tông hoá thẳng tắp.

Dân bản nghèo Tây Bắc đổi đời nhờ những đồi “vàng xanh” triệu đô - Ảnh 1.

Diện mạo xã Bản Bo thay đổi sau gần mời năm thực hiện đề án chuyển đổi cây chè

"Có được thành quả như hôm nay, chính tôi cũng không thể tin vào mắt mình, thậm chí có những thời điểm lãnh đạo đề án cũng nghĩ rằng – nhiệm vụ là không thể thực hiện" - Bí thư Đảng uỷ xã Bản Bo – Nguyễn Xuân Hoàn chia sẻ.

Cuộc "cách mạng" vận động trên đại ngàn

Dân bản nghèo Tây Bắc đổi đời nhờ những đồi “vàng xanh” triệu đô - Ảnh 2.

Đứng trên đồi chè gần 4 ha của chính gia đình, Bí thư Đảng uỷ xã Bản Bo Nguyễn Xuân Hoàn bồi hồi kể lại cuộc vận động thực hiện đề án thâm canh và phát triển cây chè hơn 10 năm trước.

"Tất cả vùng chè rộng lớn trải dài hàng chục km hiện nay trước đây đều là nương lúa, nương ngô của bà con dân tộc Thái, H’Mông, Tày…" - ông Hoàn nói.

Theo Bí thư Đảng ủy xã bản Bo, đề án này bắt đầu từ năm 2009 khi Viện Cây trồng ôn đới phía Bắc lên làm việc với huyện Tam Đường để đặt vấn đề triển khai trồng giống cây chè mới.

"Sau đó lãnh đạo huyện xuống làm việc trực tiếp với xã Bản Bo để vận động chuyển đổi. Thấy đây là cơ hội để bà con dân bản đổi đời, tôi họp anh em lại và quyết định bắt tay làm ngay" - ông Hoàn kể lại.

Ban chỉ đạo đề án được thành lập ngay sau đó, và lựa chọn thực hiện thí điểm 15ha ở hai bản Hưng Phong và Hợp Nhất để trồng ba giống chè: Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên và Bát Tiên.

Dân bản nghèo Tây Bắc đổi đời nhờ những đồi “vàng xanh” triệu đô - Ảnh 3.

Những đồi chè bát ngát đang cho thu hái


Sau hơn một năm thí điểm, kết quả thu được là giống chè Kim Tuyên phù hợp với thổ nhưỡng xã Bản Bo và cho năng suất cao nhất. Kể từ đây một cuộc "cách mạng" vận động chuyển đổi được thực hiện trên diện rộng và đi liền với đó là đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức.

Theo Bí thư Đảng ủy xã Bản Bo Nguyễn Xuân Hoàn, khó khăn lớn nhất lúc đó là làm thế nào để thay đổi nhận thức và phong tục tập quán của bà con dân bản. Bà con không tin vào giá trị của cây trồng mới và từ chối triển khai đề án.

Nhưng với quyết tâm của cả hệ thống chính quyền, hàng loạt các giải pháp được đưa ra và triển khai quyết liệt chưa từng có.

"Ròng rã trong hai năm từ 2011 – 2012 không nghỉ ngơi, lấy ngày thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, cán bộ xã trực tiếp xuống giúp dân ban tầng, làm đất, hai giáo viên và một cán bộ phụ trách vận động một gia đình dân bản" - ông Hoàn nói.

Dân bản nghèo Tây Bắc đổi đời nhờ những đồi “vàng xanh” triệu đô - Ảnh 4.

Ông Hoàn nhớ lại: "à con dân bản cho rằng cán bộ chỉ biết nói, không biết làm, ông Hoàn vận động anh chị em cán bộ xã mỗi gia đình trồng một đồi chè làm gương, để bà con thấy và tin tưởng vào cây chè.


Bí thư Đảng ủy xã Bản Bo cũng xác định, với những khó khăn trên thì không thể thực hiện trên diện rộng ngay được. Vậy là hơn 20 gia đình hai bản Nậm Tà và Cốc Phát được chọn làm thí điểm, đưa đi học tập các mô hình phát triển cây chè ở Thái Nguyên, Phú Thọ… Sau đó về thực hiện với chính gia đình của mình và tuyên truyền cho dân bản.

Với sự nỗ lực của cả chính quyền và nhân dân, chỉ sau 9 năm từ 2011-2020, đề án đã cho "quả ngọt", mang lại đời sống khấm khá và niềm tin cho nhân dân xã Bản Bo.

Diện tích chè năm 2014 ước đạt 215 ha, so với 30ha ban đầu. Tính đến hết năm 2019, diện tích chè của huyện Tam Đường ước đạt 802,2ha, trong đó có hơn 400ha chè kinh doanh đã thu hái, chủ yếu tập trung tại xã Bản Bo. Năm vừa qua, người dân thu hái được trên 3.500 tấn chè búp tươi, doanh thu từ cây chè đạt gần 40 tỷ đồng.

Nụ cười rạng rỡ trên những ngọn đồi "vàng xanh" triệu đô

Playvolume00:00/02:52Vợ chồng Bùi Tiến Dũng bật mí điều gì về con gái Shushi trong ngày sinh nhật| Báo Dân ViệtTruvid
Dân bản nghèo Tây Bắc đổi đời nhờ những đồi “vàng xanh” triệu đô - Ảnh 5.

Người dân thu hái chè búp.


Tiếp chúng tôi, anh Lò Văn Vạn, sinh năm 1980 - Bí thư Chi bộ bản Hợp Nhất chỉ tay vào đồi chè nhà mình cho biết, trước đó, hơn 10 năm đây là nương ngô mà chính tay anh chặt bỏ để thực hiện thí điểm đề án phát triển cây chè. Nhớ lại chuyện xưa, anh Vạn không khỏi phấn khởi nói: "Trước đây nhà trồng ngô, lúa một năm hai vụ không đủ ăn lại còn rất vất vả lắm, lúc chặt bỏ hơn 2,000m2 nương ngô sắp thu hoạch để trồng chè, hàng xóm còn bảo tôi là điên nhưng đã quyết rồi thì làm thôi".

"Năm 2012, nhà tôi thu hoạch lứa chè đầu tiên, trong năm đầu thu nhập đã đạt gần 25 triệu đồng, một số tiền mà nếu làm lúa, ngô thì không thể có được. Trong mơ tôi cũng không nghĩ có được cuộc sống no đủ như hôm nay" - anh Vạn chia sẻ.

Dân bản nghèo Tây Bắc đổi đời nhờ những đồi “vàng xanh” triệu đô - Ảnh 6.

Ngôi nhà mới khang trang của anh Lò Văn Vạn.


Khá giả nhất Bản Bo, không thể không nhắc đến nhà ông Nguyễn Văn Dũng - một cựu chiến binh. Năm 2011, ông Dũng nghe lời cán bộ xã vận động, mua đất của bà con dân bản, vay ngân hàng 350 triệu đồng để đầu tư trồng hơn 6ha chè Shan và chè Kim Tuyên. Hiện nay, mỗi năm gia đình ông thu được khoảng từ 350 - 400 triệu đồng, đã xây được nhà hai tầng kiên cố và mua được ô tô.

Dân bản nghèo Tây Bắc đổi đời nhờ những đồi “vàng xanh” triệu đô - Ảnh 7.

Những đồi chè xanh bát ngát đã và đang giúp đồng bào các dân tộc xã Bản Bo đổi đời.

"Trước đây, chính tôi là người phản đối đề án này, nhưng được cán bộ vận động tôi mới bắt tay làm và giờ đây, cả gia đình tôi có thu nhập ổn định từ 2ha chè. Sau khi trừ chi phí, gia đình lãi khoảng 60 triệu đồng/năm, và còn tạo công ăn việc làm cho bà con dân bản, cuộc sống khá dần lên trông thấy" - anh Hảng A Sào, bản Nậm Phát chia sẻ.

Niềm tin "tuyệt đối" của nông dân Lai Châu vào cây chè

Trong hơn 10 năm thực hiện Đề án phát triển cây chè, tuy gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, bức tranh tổng thể về phát triển bền vừng cây chè Lai Châu đã được định hình.

 

Dân bản nghèo Tây Bắc đổi đời nhờ những đồi “vàng xanh” triệu đô - Ảnh 8.

"Kết quả đạt được là do sự nỗ lực và quyết tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền, sự hưởng ứng và đồng thuận của nhân dân xã Bản Bo, huyện Tam Đường, UBND tỉnh Lai Châu.

Trong nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện Tam Đường nhiệm kỳ 2020 – 2025, tiếp tục đề án phát triển vùng chè chất lượng cao, đảm bảo an toàn sinh học và các tiêu chuẩn xuất khẩu, liên kết bao tiêu sản phẩm, ổn định giá cả, tạo niềm tin trong nhân dân" - Bí thư Huyện uỷ Tam Đường - Hoàng Quốc Khánh khẳng định.

"Năm 2019, tổng giá trị sản xuất chè của tỉnh đạt gần 121 tỷ đồng, trong đó đã xuất khẩu được 1.950 tấn chè khô với giá trị thu được 4,29 triệu USD. Thị trường xuất khẩu chủ yếu tại Đài Loan, Pakitstan, Afghanistan, Trung Đông, Pháp..." - ông Đặng Văn Châu – Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lai Châu vui mừng nói.

Dân bản nghèo Tây Bắc đổi đời nhờ những đồi “vàng xanh” triệu đô - Ảnh 9.

"Cây chè tiếp tục là một trong hai cây mũi nhọn của kinh tế nông nghiệp tỉnh, trong giai đoạn tiếp theo, tiếp tục xây dựng thương hiệu, công nhận nhãn hiệu độc quyền và chỉ dẫn địa lý cho thương hiệu chè Lai Châu. Thành công từ cây chè ở Tam Đường sẽ là động lực để tỉnh Lai Châu tiếp tục phát triển vùng chè ở Tân Uyên, Than Uyên, Sìn Hồ…, góp phần tạo ra giá trị kinh tế cao và bền vững cho bà con nông dân, đồng thời làm tiền đề cho việc thực hiện các đề án phát triển trồng trọt, lâm nghiệp mới như kinh tế rừng, cây mắc ca..." - ông Châu chia sẻ.
Hương Thạch/Danviet.vn
https://danviet.vn/dan-ban-ngheo-tay-bac-doi-doi-nho-nhung-doi-vang-xanh-trieu-do-20201021124841954.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập76
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm70
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại913,835
  • Tổng lượt truy cập90,977,228
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây