Học tập đạo đức HCM

Điện Biên: Mát tay nuôi gà thả vườn đi lang thang ở trang trại mênh mông, ông nông dân "tay ngang" kiếm bộn tiền

Thứ năm - 26/11/2020 01:33
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình chăn nuôi gà thả vườn của gia đình anh Trần Thanh Nam, xã Noong Luống (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) là một điển hình.

Nhận thấy các giống gà được nuôi theo mô hình công nghiệp chất lượng thịt không cao, thịt mềm và bở, khó tiêu thụ trên thị trường, anh Trần Thanh Nam, xã Noong Luống, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển mô hình trang trại nuôi gà thả vườn.

Kết quả, mô hình nuôi gà thả vườn đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và ổn định cho gia đình anh Nam.

Điện Biên: Thầy giáo mát tay nuôi gà, trồng cây ăn quả thu vài trăm triệu mỗi năm - Ảnh 1.

Mô hình chăn nuôi gà thả vườn của gia đình anh Trần Thanh Nam, xã Noong Luống (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) là một mô hình chăn nuôi điển hình, hiệu quả và ổn định.

Anh Nam là một thầy giáo trẻ, đang công tác giảng dạy tại một trường trung học cơ sở của huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. 

Vốn sinh ra trong một gia đình thuần nông, với bản tính chăm chỉ, anh Nam luôn luôn có khát khao làm giàu trên chính mảnh đất rộng hơn 1,3ha của gia đình.

Năm 2015, khi quyết định lựa chọn làm thêm "nghề tay trái", khoác thêm áo nông dân, anh Nam mạnh dạn vay mượn một khoản tiền lớn từ gia đình đầu tư nuôi 1.000 con gà giống Minh Dư mua tại tỉnh Bình Định. 

Bắt đầu nuôi lứa gà ta đầu tiên, anh Nam vừa nuôi vừa đúc rút kinh nghệm. Nhờ sự chịu khó học hỏi từ các mô hình nuôi gà hiệu quả, từ sách báo, đến nay, anh Nam nhận thấy nuôi gà thả vườn không quá khó. Nuôi gà ta thả vườn rộng rãi, dễ chăm sóc, ít dịch bệnh, đàn gà phát triển nhanh, đều, thịt chắc.

Cùng thời điểm bắt đầu nuôi lứa gà ta đầu tiên, anh Nam trồng thêm hơn 500 cây ăn quả như: bưởi da xanh, bưởi hồng, cam Cao Phong, ổỉ, mít…

Tận dụng luôn lượng phân gà ủ hoai thành phân hữu cơ, bón trực tiếp cho hơn 500 cây ăn quả. Sau 6 năm làm mô hình trang trại rộng mênh mông, đến nay tại vườn của anh Nam đã có trên 1.500 cây ăn quả các loại, và cũng đã cho thu hoạch cả trăm triệu đồng mỗi năm.

Điện Biên: Thầy giáo mát tay nuôi gà, trồng cây ăn quả thu vài trăm triệu mỗi năm - Ảnh 3.

Trong vườn nhà anh Nam luôn có từ 2.000 con gà, có những thời điểm anh nuôi đến 3.000 con gà.

Từ 1.000 con gà Minh Dư lúc bắt đầu nuôi, đến nay đàn gà của gia đình anh Nam đã phát triển lên trung bình 4.000 con mỗi năm, chia làm 4 lứa nuôi gối nhau, mỗi lứa 1.000 con. 

Trong vườn nhà anh Nam luôn có từ 2.000 con gà ta, có những thời điểm anh nuôi đến 3.000 con gà.

 Anh Nam cho biết: "Mô hình nuôi gà ta thả vườn của gia đình tôi mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn chăn nuôi trâu,bò, lợn… lại không mất nhiều thời gian chăm sóc. Ngoài giai đoạn cho ăn cám công nghiệp thì  thức ăn chủ yếu là lúa, ngô, rau xanh…gà thả vườn bới ăn quanh trang trại, tiết kiệm được một phần chi phí.

Điện Biên: Thầy giáo mát tay nuôi gà, trồng cây ăn quả thu vài trăm triệu mỗi năm - Ảnh 4.

Giống gà Minh Dư rất phù hợp với điều kiện khí hậu tại Điện Biên, gà giống sinh trưởng phát triển tốt, chăm sóc tốt gà có thể đạt trọng lượng 3,7 – 4kg/con.

Vốn đầu tư chuồng trại nuôi gà thả vườn không cao, chủ yếu dùng các vật liệu như lưới thép B40, gạch chỉ xây chân tường, tre, gỗ tạp quanh vườn, bạt nhưng vẫn bảo đảm giữ nhiệt độ thích hợp cho đàn gà".

"Để đạt được hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi, điều kiện đầu tiên là phải cho đàn gà ăn sạch, ở sạch và phòng chống dịch bệnh thường xuyên, đặc biệt là giao thời giữa lứa cũ và lứa mới. Sau khi xuất bán phải vệ sinh kỹ chuồng trại, trồng thêm rau xanh, chuối, các loại cây trong sân vườn để cung cấp thức ăn cho lứa gà mới nuôi" anh Nam cho biết thêm.

Theo anh Nam, giống gà Minh Dư rất thích hợp nuôi tại địa phương, cho chất lượng thịt rất tốt. Gà có nguồn gốc giống rõ ràng nên anh Nam hoàn toàn yên tâm trong việc chăn nuôi của mình. 

Gà nuôi khoảng 4-5 tháng là có thể xuất bán ra thị trường, chăm sóc tốt gà có thể đạt trọng lượng 3,7 – 4kg/con. Gía gà trung bình khoảng 80.000 đồng/kg, những lúc cao điểm như lễ tết, anh Nam xuất gà được giá khoảng 100.000 đồng/kg.

Bản thân anh Nam là giáo viên dạy môn thể dục tại một trường trung học cơ sở của huyện Mường Ảng. Trường cách nhà gần 50 km. Vậy mà mỗi ngày anh Nam đều đều sáng đi, chiều về, vẫn dạy tốt và cũng vẫn phát triển tốt đàn gia cầm nuôi.

Với mô hình chăn nuôi gà, luôn mang lại nguồn thu nhập lớn và ổn định cho gia đình anh Nam. Bình quân mỗi năm sau khi trừ chi phí, anh Nam thu lãi từ 200- 400 triệu đồng.

Điện Biên: Thầy giáo mát tay nuôi gà, trồng cây ăn quả thu vài trăm triệu mỗi năm - Ảnh 5.

Anh Nam tận dụng triệt để lượng phân gà ủ hoai để bón cho hơn 1.500 gốc cây ăn quả trong trang trại của gia đình.

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gà thả vườn của anh Nam đây là một hướng đi mới trong phát triển kinh tế trang trại, gia trại ở xã Noong Luống, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên). 

Qua mô hình này cũng cho thấy, người nông dân trên địa bàn đã tìm cho mình một hướng phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng tại địa phương, góp phần

 Theo Thu Hường - Vinh Duy/danviet.vn
https://danviet.vn/dien-bien-mat-tay-nuoi-ga-tha-vuon-di-lang-thang-o-trang-trai-menh-mong-ong-nong-dan-tay-ngang-kiem-bon-tien-20201125125949989.htm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập139
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm138
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại875,501
  • Tổng lượt truy cập90,938,894
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây