Đến nay, có 9 xã miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được công nhận đạt chuẩn NTM; số tiêu chí bình quân/xã đạt 10,24 tăng 5,2 so với cuối 2015.
Xây dựng mô hình cánh đồng lớn sản xuất nguyên liệu sắn tại huyện Sơn Hà.Nhiều khó khăn
Quảng Ngãi có 164 xã tham gia Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, trong đó vùng đồng bào dân tộc thiểu số các huyện miền núi 64 xã, các huyện đồng bằng 6 xã.
Cùng với nguồn vốn ngân sách Trung ương, tỉnh Quảng Ngãi đã cân đối bố trí thêm ngân sách tỉnh để bổ sung nguồn lực cho việc thực hiện Chương trình; đã huy động được sự đóng góp của các doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhờ vậy, bộ mặt nông thôn đã có nhiều chuyển biến rõ nét.
Công tác phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn được quan tâm đầu tư; các nội dung về văn hóa, xã hội, giáo dục, môi trường bước đầu được sự quan tâm, góp phần làm cho đời sống tinh thần của người dân nông thôn phát triển theo hướng lành mạnh hơn, văn minh hơn; hệ thống chính trị tiếp tục được tăng cường và củng cố; an ninh trật tự, an toàn xã hội nông thôn tiếp tục được giữ vững.
Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các huyện, kết quả thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM ở các xã miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đến nay 09 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Số tiêu chí bình quân/xã 10,24 (tăng 5,2 so với cuối 2015: 5,04). Đối với các huyện miền núi, kế hoạch đến năm 2020 bình quân số tiêu chí/xã là 13,5.
Tuy nhiên, một số huyện, xã thiếu tập trung, quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện Chương trình, nhiều xã chưa xây dựng kế hoạch và giải pháp cụ thể, còn lúng túng trong tổ chức thực hiện, kết quả chậm chuyển biến. Phần lớn tổ chức ở cơ sở nhất là cấp xã thôn còn mang tính hình thức, ít tổ chức họp hành, trực báo để triển khai thực hiện Chương trình.
Xây dựng NTM là một chương trình lớn, nhiều nội dung, bao quát khắp tất cả các lĩnh vực của đời sống KT- XH vùng nông thôn nhưng cấp trực tiếp tổ chức thực hiện là cấp xã, cán bộ phần lớn trình độ năng lực còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, còn nhiều lúng túng trong khi sự hỗ trợ của cấp trên chưa thực sự kịp thời và hiệu quả.
Tiến độ thực hiện Chương trình không đồng đều, có sự chênh lệch tương đối lớn giữa vùng đồng bằng và các huyện miền núi. Các xã thuộc các huyện miền núi ít có chuyển biến, phần lớn các xã còn dưới 10 tiêu chí.
Hoạt động phát triển sản xuất trong xây dựng NTM còn nhiều khó khăn, các địa phương vẫn còn lúng túng trong việc đề xuất, lựa chọn mô hình thực hiện do đó một số tiêu chí mềm như: thu nhập, hộ nghèo khó đạt được.
Nông sản Sơn Hà (Quảng Ngãi) đã cung cấp cho thị trường của hệ thống siêu thị BigC.
Địa bàn các xã vùng miền núi nhìn chung quy mô lớn, địa bàn rộng, mật độ dân cư thưa thớt và phân bố rải rác, ít tập trung do đó rất khó khăn trong đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi. Suất đầu tư công trình ở miền núi là lớn nhưng hiệu suất sử dụng ít, hơn nữa địa hình bị chia cắt nhiều bởi núi cao, suối sâu, dễ bị sạt lở, lũ quét nên cơ sở hạ tầng dễ bị hư hỏng xuống cấp;
Đa số người dân trên địa bàn huyện là hộ nghèo, kinh tế thấp nên có khó khăn trong việc huy động người dân đóng góp kinh phí thực hiện chương trình. Nhận thức của một bộ phận bà con còn nhiều hạn chế, còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ từ Nhà nước, chưa thực sự nỗ lực vươn lên. Tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao.
Huy động mọi nguồn lực
Mặc dù, đã được đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cải thiện cuộc sống người dân qua khá nhiều chương trình, dự án đầu tư cho khu vực miền núi, song thực sự vẫn chưa có nhiều thay đổi trong tập quán canh tác sản xuất của bà con, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp vẫn là chủ yếu.
Dự kiến, đến năm 2025, Quảng Ngãi có khoảng 20 - 25% tổng số xã, thôn vùng miền núi dân tộc thiểu số đạt chuẩn xã NTM, thôn NTM; không còn xã dưới 10 tiêu chí.
Để đạt được mục tiêu trên, cán bộ, đảng viên phải là người đi đầu để tạo sức lan tỏa trong nhân dân; tiếp tục huy động mọi nguồn lực với sự hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp tích cực của nhân dân để đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng các chuỗi liên kết, thực hiện chương trình OCOP để nâng cao thu nhập cho người dân; chú trọng kiện toàn, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công chức, quyết tâm xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh làm nòng cốt trong xây dựng NTM ở địa phương; tập trung làm tốt công tác VSMT nông thôn, giữ gìn đường làng, ngõ xóm sạch sẽ...
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã