Học tập đạo đức HCM

Điện Biên: Nuôi "lung tung", trồng đủ thứ, ban đầu bị chê "tạp nham" về sau ai cũng phục ông nông dân này

Thứ ba - 10/11/2020 22:17
Đến thăm mô hình trang trại tổng hợp nuôi "lung tung", trồng đủ thứ của ông Nguyễn Văn Thu đội 8 (thôn Thanh Đông, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) ai cũng thích mê. Trên diện tích đất hơn 1,4 ha, ông Thu nuôi lợn, gà ta thả vườn, trồng đủ loại rau màu, cây ăn quả, đào ao nuôi cá...

Gia đình có hơn 1 ha đất, trước thì cứ để không chẳng nghĩ được chăn nuôi con gì hay trồng cây gì. Rồi vợ chồng thấy để thế lãng phí quá hay là thả lấy vài con gà, trồng lấy vài cây ăn quả xem sao...", ông Nguyễn Văn Thu đội 8 (thôn Thanh Đông, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) chia sẻ.

Rồi vợ chồng ông Thu cứ nuôi thêm con vật nuôi mới, cứ trồng thêm những cây trồng mới, đến nay cũng gần 6 năm rồi thì được cái trang trại tổng hợp vườn, ao, chuồng-VAC thế này.

"Nói thật, cũng chưa phải to lớn nhưng cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình tôi đấy. Mỗi thứ một tý, trăm khen đổ về suối, năng nhặt cũng chặt bị", ông Thu nói dí dỏm.

Điện Biên: Lão nông nuôi lợn gà, thả cá, trồng đủ thứ cây ăn quả thế là khấm khá - Ảnh 1.

Trên diện tích đất vườn rộng rãi, dưới tầng tán cây ăn quả, ông Nguyễn Văn Thu đội 8 (thôn Thanh Đông, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) nuôi thả 300 con gà ta thả vườn. Mỗi năm ông Thu nuôi 2 lứa gà ta thả vườn. Đàn gà ta ngoài giờ ăn uống ngủ nghỉ thì chúng tự do chạy nhảy "tự tung tự tác" trong khu vườn cây ăn trái rộng hơn 1,4ha...

Vốn bản tính chăm chỉ, cần siêng, ông Thu cũng như bao người nông dân khác ở xã Thanh Xương, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) chỉ biết bám vào đất mà kiếm kế sinh nhai. 

Trên tổng diện tích hơn 1,4 ha, ông Thu khoanh vùng chăn nuôi nhiều loài con, trồng trọt đủ thứ cây trồng.

Thế đâu đã hết, vợ chồng ông Thu còn trồng rau màu mùa nào thức nấy. Rau màu các loại thu được một phần bán ra chợ, một phần quay lại sử dụng để nuôi lợn, nuôi gà ta thả vườn và nuôi cá. Rồi ông Thu còn tận dụng chất thải từ lợn, gà ủ thành phân hữu cơ bón cho rau màu, cây ăn quả. 

"Làm nông nghiệp thì nhiều thứ phải vứt đi. Nhưng cứ cứ chăn nuôi, gieo cấy vòng quanh như nhà tôi thì chẳng bỏ đi thứ phế phẩm nào...", ông Thu phân tích.
 

Mỗi năm ông Thu nuôi được 2 lứa gà ta thả vườn khoảng 600 con.

Vợ chồng ông nuôi giống gà ri đặc sản chân nhỏ, thịt chắc lại được thả trên khoảng đất rộng nên thịt càng thêm phần thơm ngon, bán được giá. 

Ông Thu khoanh vùng riêng biệt và tự ấp lấy gà giống vì thế giống gà ổn định, không bị lai lẫn giống khác và cũng rất ít bị dịch bệnh. 

Gà ta thả vườn tới kỳ bán, ông Thu bắt đến đâu được thương lái thu mua đến đấy. Mỗi năm sau khi trừ chi phí, ông cũng lãi trên dưới 100 triệu đồng từ nuôi gà ta thả vườn.

Ông thu cho biết thêm: "Nuôi gà ta thả vườn mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Thức ăn chủ yếu là cám, lúa, rau xanh nhà tôi làm ra cả, tiết kiệm được phần lớn chi phí. Tôi nuôi gà thả vườn rộng rãi nên vốn đầu tư chuồng trại cũng không nhiều...".

Theo ông Thu, nuôi gà cốt là phải cho đàn gà ăn sạch, ở sạch và phòng trừ dịch bệnh thường xuyên. Sau khi xuất bán gà ta thả vườn cần vệ sinh kỹ khu vực nuôi và chuồng trại chăn nuôi.

Điện Biên: Lão nông nuôi lợn gà, thả cá, trồng đủ thứ cây ăn quả thế là khấm khá - Ảnh 3.

Ông Thu tận dụng được nguồn rau màu nhà trồng, cây cỏ mọc quanh trang trại làm nguồn thức ăn cho cá.

Bên cạnh nuôi gà, ông Thu cũng nuôi mấy chục con lợn thịt mỗi năm. Ông Thu không xác định nuôi lợn là nguồn kinh tế chủ đạo, chỉ nuôi cho có con nọ con kia, cũng là tận dụng nguồn rau màu, ngô, thóc cám có sẵn của gia đình. 

Giống lợn ông Thu hay nuôi là loài lợn đen đặc sản. Mỗi năm nhì nhằng ông Thu xuất gần 1 tấn thịt lợn hơi, dành ra được ít tiền bỏ ống.

Tận dụng nguồn nước khe chảy trên núi về quanh năm, ông Thu đào hơn 700m2 ao nuôi cá trắm, cá chép, cá trôi. 

Tận dụng luôn các loại rau màu dư bỏ, cây cỏ mọc quanh trang trại làm nguồn thức ăn cho cá. Ao có nước ra nước vào, được cho ăn đầy đủ, cá ông Thu nuôi vừa lớn nhanh vừa ngon. Mỗi năm tách tỉa cá bán nhiều lần tổng cộng lại ông Thu cũng được 2 tấn đến 3 tấn cá thịt, thu khoảng 80 triệu đồng. Nuôi gà và nuôi cá là 2 nguồn thu nhập chính của gia đình ông Thu hàng năm.

Điện Biên: Lão nông nuôi lợn gà, thả cá, trồng đủ thứ cây ăn quả thế là khấm khá - Ảnh 4.

Ban đầu vợ chồng ông Thu nuôi "lung tung", trồng đủ thứ, có không ít người chê nào là "ôm đồm, lắt nhắt, ngô chẳng ra ngô khoai" gì cả. Giờ thì ai cũng phải khen ông Thu làm mô hình khéo quá. Ông làm hẳn cái chuồng lợn lát gạch, quây tre cho đàn lợn giống.

Nhờ thổ nhưỡng với khí hậu thuận lợi, thêm phần nuôi, trồng mát tay mà trên diện tích đất hơn 300m2, một vụ trồng lúa, 2 vụ trồng màu của gia đình ông Thu luôn xanh tốt, sản lượng lúa cao mà sản lượng rau mầu cũng khá. 

Thu hoạch vụ lúa, rau màu cũng đủ nguồn thức ăn cung cấp cho gà, cá, lợn cả năm. Ông Thu không mấy khi phải đi mua cám hay thức ăn chăn nuôi tại các của hàng nông nghiệp.

Đất đai thì rộng lại mầu mỡ, khí hậu thì thuận lợi, nên ông Thu nghĩ phải trồng nhiều giống cây ăn quả khác nhau. 

Mùa nào thức ấy, quanh năm được thu hoạch. Ông thu trồng 40 gốc xoài Đài Loan quả to đùng, 30 gốc vải thiều Thanh Hà ngọt lịm, 40 gốc bưởi da xanh sai trĩu, 50 gốc nhãn, 50 cây mít với ổi các loại. Mỗi mùa, mỗi năm lại thu hoạch được cả tấn quả ngon ngọt các loại.

Điện Biên: Lão nông nuôi lợn gà, thả cá, trồng đủ thứ cây ăn quả thế là khấm khá - Ảnh 5.

Những gốc cây ăn quả sai trĩu quả, mùa nào cũng có quả chín. Trong ảnh là một trong những cây bưởi da xanh trĩu quả của gia đình ông Nguyễn Văn Thu đội 8 (thôn Thanh Đông, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên)

Theo ông Thu đến thời điểm hiện tại mô hình VAC của gia đình ông đã coi là tạm ổn định, mang lại nguồn kinh tế khá. Ông sẽ có hướng phát triển thêm trong thời gian tới, ví như tăng thêm quy mô đàn gà lên 1.000 con mỗi năm, tăng đàn lợn lên vài chục con mỗi lứa hay thả thêm những giống cá khác...

Với bản tính chăm chỉ của người nông dân, ông Nguyễn Văn Thu đội 8 (thôn Thanh Đông, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) đã định ra được cho mình một hướng đi đúng đắn, mang lại nguồn kinh tế ổn định cho cả gia đình. 

Bản thân ông Thu cũng là một trong những hội viên nông dân tiêu biểu của xã Thanh Xương, huyện Điện Biên-là tấm gương lao động sản xuất cho các hội viên trong xã học hỏi và noi theo.

https://danviet.vn/dien-bien-nuoi-lung-tung-trong-du-thu-ban-dau-bi-che-tap-nham-ve-sau-ai-cung-phuc-ong-dan-nay-20201108090745857.htm

Nguồn tin: Vinh Duy/danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập453
  • Hôm nay89,700
  • Tháng hiện tại794,813
  • Tổng lượt truy cập90,858,206
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây