Học tập đạo đức HCM

Quảng Trị: Khôi phục vườn tiêu sau mưa lũ

Thứ tư - 11/11/2020 02:29
(Cổng ĐT HND)- Đợt mưa lũ vừa qua đã làm hàng trăm ha hồ tiêu trên địa bàn tỉnh bị ngập úng, một số diện tích có hiện tượng rụng lá và chết. Mưa lớn, độ ẩm cao cũng tạo điều kiện cho các loại bệnh hại trên cây hồ tiêu phát sinh, gây hại.
Vườn tiêu của gia đình ông Hải
Vườn tiêu của gia đình ông Hải

Hiện nay Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh đang tập trung chỉ đạo chống úng và phòng ngừa dịch bệnh trên cây hồ tiêu, tạo điều kiện cho người dân sớm khôi phục sản xuất.


Gia đình ông Trương Văn Hải  tại thôn Thượng Nghĩa, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ có hơn 4 sào trồng hồ tiêu, mỗi năm cho thu hoạch trên dưới 4 tạ hạt tiêu khô. Tuy nhiên, thời gian qua do mưa lớn và kéo dài nhiều ngày đã làm vườn tiêu của ông bị ngập úng, không thoát nước khiến hàng loạt cây tiêu đang xanh tốt bị rụng lá chết, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho gia đình ông.


Ông Hải cho hay: “Vườn 300 gốc tiêu của gia đình tôi bị ngập úng kéo dài, nước ngập lâu ngày không thoát được làm các gốc tiêu bị chết và lây lan rất nhanh. Ban đầu chỉ có mấy gốc bị chết, giờ lan ra khắp vườn với hơn 120 gốc. Mọi chi tiêu trong gia đình lâu nay phần lớn trông chờ vào mấy gốc tiêu đó, giờ không biết làm thế nào. Tôi mong muốn chính quyền cấp trên có những biện pháp hỗ trợ về kỹ thuật và kinh phí giúp gia đình tôi và các hộ dân khôi phục vườn tiêu.”


Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, toàn tỉnh hiện có 2.525 ha hồ tiêu, tập trung chủ yếu ở các huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ và Hướng Hóa.


Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thời tiết, đã có hơn trên 200 ha bị ngập úng; gây chết với tỉ lệ từ 15 - 20%,  nơi cao 30-40%, một số vườn bị chết 100%.


Để hỗ trợ người dân khôi phục vườn hồ tiêu, Chi Cục Trồng Trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh tăng cường cán bộ kỹ thuật về cơ sở để trực tiếp hướng dẫn người dân các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây tiêu.


Theo kỹ sư Phạm Thị Phương Thảo - Chi Cục Trồng Trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, với những vườn bị ngập úng người dân cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Nhanh chóng khai thông rãnh thoát nước xung quanh và trên vườn để thoát nước nhanh; phá bỏ bồn giữ nước quanh gốc tiêu để tránh đọng nước.


Khi hết mưa, đất khô ráo trở lại, người dân cần xới xáo phá váng lớp đất mặt để thoát nước và khí độc trong đất, làm cho đất thoáng khí và có ôxy để cây trồng trao đổi chất, ra rễ mới. Nên phun các loại phân bón lá hoặc các hoạt chất có chứa Cytokynin (Agrispon, Sincosin,…) giúp cây tăng cường khả năng chống chịu.


Sau ngập úng, đất khô ráo cần kích rễ bằng cách bón các loại phân hữu cơ hoai mục, tro trấu hun, humic, lân, các chế phẩm vsv Trichoderma, Pseudomonas, E.M, đến khi cây ra rễ thì bón NPK.


Bà con cần thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện bệnh sớm, thu gom tàn dư cây bệnh mang ra khỏi khu vực vườn tiêu để đốt tiêu hủy, xử lý đất tại các gốc tiêu bị bệnh bằng vôi bột.


Khi trời tạnh ráo tiến hành sử dụng các loại thuốc hóa học đặc hiệu như: Agrifos, Ridomil gold, Mataxyl... bằng cách phun lên toàn bộ cây và tưới vào gốc với liều lượng và cách sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Hạn chế đi lại trong vườn, không được bón thêm các loại phân hoặc phun thuốc kích thích khi chưa xử lý thuốc phòng bệnh.


Đối với các trụ tiêu bị tuột dây cần buộc lại, cắt tỉa các dây bị hư hại và tiếp tục chăm sóc giúp cây phục hồi tốt. Khuyến khích áp dụng các biện pháp trồng hồ tiêu theo hướng bền vững, hữu cơ, sinh học. Sử dụng giống có nguồn gốc, bảo đảm chất lượng; không nên phát triển diện tích hồ tiêu trồng mới ở những vùng không đủ điều kiện canh tác, vùng có mực nước ngầm cao.


Trao đổi với chúng tôi ông Trần Minh Tuấn - Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Trồng Trọt và BVTV tỉnh cho biết: Ngoài những biện pháp trước mắt để phục hồi vườn tiêu sau mưa bão, đối với những vườn tiêu lâu năm già cỗi, người dân cần mạnh dạn phá bỏ và trồng mới theo phương pháp an toàn sinh học.


“Hiện nay chúng tôi đang chọn lựa, xây dựng các vườn đầu dòng có chất lượng nhằm cung ứng giống sạch bệnh đảm bảo cho trồng mới trên địa bàn tỉnh, thử nghiệm các giống tiêu mới để tuyển chọn các giống phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng tại địa phương, có chất lượng cao để đưa vào cơ cấu giống”- Ông Tuấn nói.

Với sự hỗ trợ trước mắt để khắc phục các vườn tiêu sau mùa mưa lũ, cũng như định hướng lâu dài của của ngành nông nghiệp Quảng Trị trong việc phục hồi các vườn tiêu cũ, quy hoạch vùng trồng mới cây hồ tiêu ở những vùng có điều kiện thuận lợi; áp dụng biện pháp canh tác bền vững, chú trọng công tác quản lí dịch bệnh. Hy vọng các vườn tiêu của các hộ dân sẽ sớm khôi phục, giúp người dân trồng tiêu yên tâm ổn định phát triển sản xuất.

 

Phan Việt Toàn/http://hoinongdan.org.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập434
  • Hôm nay90,614
  • Tháng hiện tại795,727
  • Tổng lượt truy cập90,859,120
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây