Từ khi mới triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vào năm 2011 xã Đông Hải chỉ đạt 10/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm 9%; thu nhập bình quân đầu người thấp 15,3 triệu đồng/người/năm. Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi chưa được đầu tư đúng mức, các công trình đầu tư giao thông nông thôn (dự án rừng ngập mặn) đã bị xuống cấp, nguồn nội lực đầu tư còn hạn chế, mặt bằng dân trí chưa đồng đều, trình độ năng lực của một số cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; khả năng khai thác tiềm năng kinh tế còn hạn chế, nguồn thu ngân sách chưa bền vững, từ đó có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế văn hóa xã hội ở địa phương. Qua quá trình phấn đấu xây dựng xã Đông Hải được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới vào cuối năm 2017 tại Quyết định số 225/QĐ-UBND ngày 07/2/2018.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Trà Vinh cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” xã xác định đây là phong trào mang tính thiết thực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Trên cơ sở đó, xã đã tổ chức phát động phong trào thi đua với những mục đích, yêu cầu, nôi dung, tiêu chuẩn, đối tượng cụ thể, phong trào được phát động rộng khắp trên địa bàn toàn xã,phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vận động nhân dân tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới. Qua 10 năm phát động, phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới đã mang lại nhiều kết quả to lớn, góp phần quan trọng vào kết quả xây dựng nông thôn mới của xã, cụ thể như sau:
– Về giao thông: Người dân đã tích cực hiến đất, đóng góp công lao động và tiền mặt để làm đường giao thông nông thôn, kênh thủy lợi và các công trình phúc lợi xã hội, từ năm 2011 đến nay đã vận động 1.429 hộ làm hàng rào cây xanh; 2.843 hộ có hố xí hợp vệ sinh, đạt 97,9%; vận động 519 hộ hiến 32.330 m2 đất làm đường giao thông, kết quả đến nay xã có 02 tuyến đường liên xã, dài 14 km; 14 tuyến đường trục ấp và liên ấp, dài 57,2km; 12 tuyến đường ngõ, xóm, dài 11,5 km và 5 tuyến đường trục chính nội đồng, dài 4,5 km; xây dựng 6 cây cầu bê tông, cốt thép.
– Về thủy lợi: Đến nay trên địa bàn xã có 4 con kênh cấp 1 chiều dài 7,3m; 5 con kênh cấp 2 chiều dài 12,1m; 13 con kênh cấp 3, chiều dài 9,2m; 01 cái cống đầu mối; 11 bọng. Với hệ thống công trình thủy lợi hiện có đảm bảo được nhu cầu sản xuất và dân sinh trong xã.
– Về điện: Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cùng với triển khai thực hiện Dự án cung cấp điện cho các hộ chưa có điện chủ yếu là đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh (Dự án 20.000 hộ), đến nay có 2.904/2.922 hộ sử dụng điện thường xuyên đảm bảo an toàn về kỹ thuật điện đạt 99,4% so tổng số hộ. Thực hiện phong trào sáng – xanh – sạch – đẹp trong xây dựng nông thôn mới đã xây dựng 03 tuyến đường thấp sáng, dài 4,5 km, góp phần phục vụ tốt cho việc đi lại, thể dục rèn luyện sức khỏe và giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn xã.
– Về thu nhập: Năm 2010 chỉ đạt 15 triệu đồng/người/năm, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Từ khi thực hiện Chương trình, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của xã, thực hiện tốt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, ứng dụng công nghệ cao dần được hình thành giúp tăng năng suất và giá trị cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp của xã trên thị trường; các tổ hợp tác, hợp tác xã được hình thành, đã liên kết đầu vào, đầu ra trong sản xuất nông nghiệp, từ đó tạo được lòng tin cho người dân an tâm sản xuất. Làng nghề truyền thống được phát huy, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tăng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, các ngành nghề kinh doanh ngày càng mở rộng với số lượng tăng qua hàng năm, nghề truyền thống được quan tâm đầu tư và phát triển,…qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Đến quý III Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt 52 triệu đồng/người/năm (tăng 37 triệu đồng so với năm 2010).
Ảnh: Mô hình nuôi dê sinh sản ở ấp Đông Thành, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải.
– Về Hộ nghèo: Đảng ủy, chính quyền xã tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các mô hình phát triển sản xuất cho hộ nghèo như: mô hình nuôi bò vỗ béo, bò sinh sản, mô hình nuôi gà trên điệm lót sinh học, mô hình trồng màu…; triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn, các chính sách giảm nghèo, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc; chính sách về an sinh xã hội được triển khai kịp thời, hiệu quả; các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, phụng dưỡng các Mẹ Việt Nam anh hùng, giúp đỡ các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm thực hiện. Bên cạnh đó, thực hiện tốt các nguồn vốn tín dụng thông qua hoạt động ủy thác các đoàn thể đầu tư cho các hộ nghèo,… góp phần giảm nghèo bền vững. Đến nay, xã còn 54 hộ nghèo, chiếm 1,84%.
– Về Lao động có việc làm: Thực hiện tốt công tác liên kết, tư vấn và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn đến làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài huyện, tỉnh,… từ đó, lao động có việc làm tăng lên đáng kể, tỷ lệ lao động có việc làm đạt theo chỉ tiêu quy định. Đến nay, trên địa bàn xã có 7.661 người lao động có việc làm thường xuyên, đạt 98,2%.
– Về Tổ chức sản xuất: Ban Chỉ đạo xã đã tập trung xây dựng các mô hình sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích. Triển khai thực hiện tốt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, phát triển hợp tác xã nông nghiệp theo luật HTX năm 2012 và tổ chức liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới cũng nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các doanh nghiệp và các tổ chức trong và ngoài xã: Các doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất kinh doanh, cam kết nhận người địa phương vào làm việc góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, đóng góp vào xây dựng các công trình phúc lợi xã hội.
Ảnh: Hội nghị ra mắt Tổ hợp tác nuôi dê sinh sản ấp Đông Thành, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải.
Với quan điểm xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội cùng với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”, chương trình xây dựng nông thôn mới xã Đông Hải đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần nâng cao đời sống của người dân ngày càng phát triển./.
Tin, ảnh: Mỹ Hương
VP ĐPNTM tỉnh
Nguồn tin: nongthonmoi.travinh.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã