Học tập đạo đức HCM

Đồng Bằng Sông Cửu Long - Nơi đầu sóng ngọn gió trước biến đổi khí hậu

Thứ tư - 23/06/2021 22:56
Vùng ven biển ĐBSCL hai mùa mưa nắng, mặn ngọt. Người dân nơi nầy nói cuộc chuyển đổi sản xuất bây giờ thực thụ là cách làm mới thuận theo thời vụ hơn xưa.
Canh tác lúa-tôm ở tỉnh Sóc Trăng - ảnh DMH

Canh tác lúa-tôm ở tỉnh Sóc Trăng - ảnh DMH

  • ĐBSCL Hạn, mặn đến hẹn lại lên

Một chiều tháng 5 ngồi bên bờ sông Mỹ Thanh (Sóc Trăng), một chủ trang trại nuôi tôm nói, mùa mưa tới mặn dưới sông dịu giọng. Hạn-mặn đã qua hồi căng thẳng. Mấy năm liền gần đây, năm nào cũng giống như “đến hẹn lại lên”.

Từ cuối tháng mười lại lo xa tháng chạp. Từ khi nước đầu nguồn sông Mekong về ít dần, mùa nước nổi trôi về miền hạ lưu sông Cửu Long tựa con nước lớn chẳng mấy chốc rồi lặng lẽ rút êm. Mặn từ biển Đông dấn vào sớm hơn thường lệ đủ để nghiệm ra quy luật tự nhiên biến đổi khác thường.

Trước nguy nan là vậy nhưng người dân miền duyên hải chưa bao giờ nao núng. Đi qua một vòng ven biển qua 8 tỉnh vùng đồng bằng, từ Long An về tới Hà Tiên – Kiên Giang mới thấy cuộc sống mới bắt nhịp chuyển đổi thích ứng thật nhanh, bất ngờ. Vùng sản xuất nhận diện lằn ranh mặn-ngọt và vùng lợ có sự dịch chuyển. Nhiều nhà nông trong vùng đã lựa chọn cây trồng, vật nuôi có lợi ích kinh tế cao, dần dần định hình chuyển dịch.

Mỗi địa phương tùy theo lợi thế vị trí địa lý phân vùng sản xuất phù hợp. Vùng ven biển các tỉnh khu vực Bán đảo Cà Mau tận dụng ưu thế nuôi thủy sản. Vùng lợ nổi bật mô hình nông nghiệp thông minh, định vị theo mô hình canh tác lúa-tôm hàng có khả năng mở rộng hơn 160.000 ha. Bên cạnh đó trên nền đất lúa luân canh rau màu, vườn cây ăn trái lùi về vùng ngọt, điều chỉnh lịch thời vụ né tránh hạn-mặn.

Một điểm sáng có thể nhận ra cuộc chuyển đổi ngoạn mục từ một tỉnh nghèo như Sóc Trăng. Năm 1991 tỉnh Sóc Trăng tái lập, sản lượng lúa toàn tỉnh mới đạt 827.000 tấn, hoạt động nuôi tôm hầu như chưa đáng kể. Thế nhưng chỉ trong 25 năm sau, đến năm 2016 sản lượng lúa tỉnh Sóc Trăng đã có bước tiến nhảy vọt lên trên 2,1 triệu tấn, trong đó chiếm hơn 50% lúa đặc sản có giá trị cao và sản lượng tôm nuôi đạt trên 107.000 tấn, tăng 100%. Đó là chưa kể đến hoạt động sản xuất nông nghiệp với nhiều sản vật phong phú, đa dạng được phát huy tối đa lợi thế đa dạng sinh học ngọt- lợ- mặn của vùng đất màu mỡ giàu tiềm năng nằm về phía cuối nguồn sông Hậu - Một trong hai nhánh sông lớn - sông Tiền vùng hạ lưu ĐBSCL.

Địa thế Sóc Trăng tiếp giáp bờ biển Đông dài 72 km cùng với các nhánh sông lớn, kênh rạch tạo điều kiện tương đối thuận lợi. Nguồn nước nặn là một lợi thế để phát triển nghề nuôi tôm thâm canh-bán thâm canh ứng dụng công nghệ mới nhằm tạo sự ổn định năng suất cao, cung ứng sản lượng kết nối các nhà máy chế biến xuất khẩu gia tăng giá trị, đạt hiệu quả kinh tế cao.

Thắm thoắt Sóc Trăng mở rộng gần 55.000 ha nuôi tôm chuyên canh. Cả một dải đất chạy dài bên bờ hữu sông Hậu, đoạn Long Phú đổ về cửa biển Trần Đề rồi vòng qua cửa sông Mỹ Thanh chạy dọc hàng lang biển Đông tới Vĩnh Châu về Bạc Liêu…mênh mông đồng tôm giăng giăng.

Mô hình luân canh tôm-lúa. Ảnh: HĐ

Mô hình luân canh tôm-lúa. Ảnh: HĐ

Bao nhiêu người dân nuôi tôm nơi “đầu gành, cuối bãi” với đôi tay chai sần, làn da sạm nắng, đã thừa nhận: Chỉ cần một tuyến đường bộ Nam sông Hậu và thêm một hai cây cầu vượt qua sông Mỹ Thanh đủ khơi thông, đánh thức cả một vùng đất hoang hóa lung, bàu, lau sậy, ô rô, cóc kèn…trăm năm ngủ quên. Kinh tế hướng biển đang mang lại giá trị mới, giàu có hơn xưa.

Về đêm, theo mỗi chuyến xe chạy qua cầu Mỹ Thanh lộng gió nhìn xuống hai bên bờ sông lấp lánh hàng triệu ánh đèn trên vùng tôm toả sáng cả một vùng trời.

  • Chuyển đổi thích ứng

Dự báo biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu và từ kết quả nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, nhận định: BĐKH và nước biển dâng là một trong các thử  thách lớn ở vùng ĐBSCL.

PGS TS Lê Anh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu BĐKH, Trường Đại học Cần Thơ (Dragon Institute – CTU), dẫn chứng: Những năm gần đây ĐBSCL liên tiếp xảy ra các hiện tượng như: Bức xạ mặt trời cao, sóng nhiệt, lũ lụt, mưa bất thường, sạt lở bờ sông, sụp lún đất, khô hạn, xâm nhập mặn, xói lở ven biển, nước biển dâng, bão và lốc xoáy. So sánh sự thay đổi của tính chất lũ trong 2 thập niên 2000-2009 và 2010-2019: Xu thế số lượng lũ lớn và lũ trung bình giảm đi và số lượng lũ nhỏ tăng lên.

Tại khu vực ven biển đang xảy ra tình trạng sạt lở và lún sụt  nghiêm trọng, nguyên nhân: Do suy giảm phù sa từ thượng nguồn (giảm khoảng 50%), khai thác nước ngầm nhiều trên diện rộng, khai thác cát gia tăng, nước biển dâng, cường độ gió bão tăng, suy giảm rừng ngập mặn, thay đổi sử dụng đất…

Nhận diện nguy cơ, thách thức, để tìm cách thức ứng người dân ở vùng ven biển đã bắt tay chuyển đổi sản xuất. Khảo sát thực tế các địa phương đã thành công qua các mô hình sản xuất thích ứng BĐKH có khả năng mở rộng. Đặc biệt nổi bật mô hình tôm-lúa cho hiệu quả kinh tế cao, giữ được môi sinh bền vững.

Toàn cảnh trại nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: HĐ

Toàn cảnh trại nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao ở huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: HĐ

PGS Lê Anh Tuấn nhận định: Cuộc chuyển đổi kinh tế hướng biển hoàn toàn khả thi, tạo lập sản phẩm gia tăng giá trị hiệu quả. Hơn nữa xu hướng phát triển kinh tế vùng ven biển đã chứng minh đời sống người dân ngày càng trở nên sung túc, giàu có hơn. Nhất là các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị mang tính bền vững.

Mới đây TS Nguyễn Thanh Mỹ, Tổng giám đốc Tập đoàn Rynan Technology nổi tiếng là người có nhiều phát minh các thiết bị công nghệ tiên tiến 100% “Made in Tra Vinh”. Các thiết bị máy, ứng dụng điện thoại thông minh (Smartphone) kết nối trên phao đo độ mặn tại các vàm sông. Smartphone cùng hệ thống đo mực nước trên ruộng, phân bón thông minh…

TS Mỹ đưa ra giải pháp mới về “Tôm đạo đức”, từ ao nuôi đến bàn ăn. Rynan Technology mang đến giải pháp ứng dụng công nghệ số giúp HTX và hộ nuôi tôm kiểm tra chất lượng nước, kiểm soát mầm bệnh, cách phòng trị bệnh tôm…Đồng thời cung ứng thực phẩm chế biến sản phẩm tôm sạch đến với người tiêu dùng tại thị trường nội địa.

Nuôi tôm thâm canh ở vùng ven biển Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: HĐ

Nuôi tôm thâm canh ở vùng ven biển Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: HĐ

Thị trường tôm tiêu thụ nội địa ở nước ta còn để ngỏ, với tổng giá trị khoảng 1 tỷ USD tương ứng 121.000 tấn đang bị bỏ quên (tính trên mức tiêu dùng với 4,5 kg/hộ/năm cho 26.700.000 hộ gia đình và tăng trưởng 5%/năm). Rynan Technology kỳ vọng lớn hơn, thông các giải pháp ứng dụng kỹ thuật số với thiết bị công nghệ mới đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp giúp các HTX, nông dân trồng lúa, nuôi tôm và bán sản phẩm tươi và chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo hướng tiếp cận mới, vùng ĐBSCL linh hoạt chuyển đổi mùa vụ, mở rộng sản xuất các mô hình thích ứng BĐKH theo chuỗi liên kết bền vững sẽ hứa hẹn bật lên nhiều điểm sáng.

PGS.TS. Nguyễn Hiếu Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí Hậu, Đại học Cần Thơ:

Thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH, trước tác động của BĐKH cần có cách tiếp cận tổng hợp để phát triển bền vững. Cách tiếp cận tổng hợp “tiến trình thích ứng” với sự tham gia của các bên liên quan như chính quyền địa phương, cộng đồng người dân, doanh nghiệp và nhà khoa học. Tích hợp các ưu thế của cách mạng công nghệ 4.0 để: Đánh giá thích nghi sử dụng đất đai tự nhiên trong điều kiện hiện tại và dưới tác động của BĐKH trong tương lai. Đặc biệt là vấn đề chuyển đổi sản xuất do BĐKH theo hướng thuận thiên. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội (thuận nhân) và tác động môi trường của các mô hình sử dụng đất đai theo hướng bền vững…

Theo Minh Đảm - Hữu Đức/nongnghiep.vn
https://nongnghiep.vn/dong-bang-song-cuu-long--noi-dau-song-ngon-gio-truoc-bien-doi-khi-hau-d294652.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập521
  • Hôm nay86,794
  • Tháng hiện tại791,907
  • Tổng lượt truy cập90,855,300
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây